Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Làm Giàu Từ Giống Bưởi Quý Quế Dương

Làm Giàu Từ Giống Bưởi Quý Quế Dương
Ngày đăng: 19/05/2014

Từ một cây bưởi tổ, đến nay giống bưởi quý Quế Dương ở thôn Quế Dương, xã Cát Quế (Hoài Đức, Hà Nội) đã được nhân ra hàng chục ha. Nhiều hộ đã giàu lên từ việc bảo tồn và phát triển giống bưởi quý này.

Bảo tồn giống bưởi quý

Ở xã Cát Quế vẫn còn tồn tại gần chục cây bưởi cổ thụ, nhưng cây bưởi cổ thụ, già nhất và được người dân nơi đây cho là cây bưởi “tổ” chính là cây bưởi của cụ Nguyễn Thị Minh (91 tuổi) ở thôn Tam Hợp. Cụ cho biết trước đây bố cụ có một cây bưởi rất to, quả sai, to, chín sớm và đặc biệt ăn rất thơm ngon, có thể để được tới 5 – 6 tháng mà không thối.

Ông Cao Minh Tuyến – Phó phòng Kinh tế huyện Hoài Đức cho biết, bưởi Quế Dương là 1 trong 4 cây kinh tế mũi nhọn của huyện, bởi nó có nhiều đặc điểm ưu Việt. “Bưởi Quế Dương quả to, mọng, chín vỏ vàng rất đẹp, tôm ráo, vị ngọt vừa (không đậm như bưởi Diễn) nên được rất nhiều người ưa chuộng. Ngoài ra bưởi còn sớm ra quả, năng suất cao, chín sớm (khoảng rằm tháng 8 đến tết) và khả năng kháng sâu bệnh, chịu úng rất tốt” – ông Tuyến cho biết thêm.

Cũng theo ông Tuyến, vừa qua Sở NNPTNT Hà Nội đã tiến hành tuyển chọn thành công 13 cây đầu dòng để bảo tồn và nhân giống. Trước đó, Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam cũng đã triển khai Dự án “Bảo tồn và phát triển nguồn gene bưởi chím sớm Quế Dương”.

Làm giàu từ cây đặc sản

Theo thống kê, hiện trên địa bàn Hà Nội có khoảng 25ha bưởi Quế Dương, chủ yếu tập trung ở xã Cát Quế là chính. Ông Tuyến cho biết, Hoài Đức đã có kế hoạch nhân rộng điện tích bưởi đạt 50ha vào năm 2015, để đạt được huyện đã có nhiều chính sách hỗ trợ người dân về vay vốn, phân bón… trong đó nhiều hộ đã giàu lên từ việc trồng bưởi quý này.

"Huyện đang khuyến khích người dân trồng bưởi theo quy trình VietGAP và tiến tới xin cấp chứng nhận bảo hộ, chỉ dẫn địa lý, qua đó vừa khẳng định thương hiệu bưởi Quế Dương, vừa nâng cao giá trị kinh tế từ trồng bưởi”.Ông Nguyễn Như Hảo

Ông Nguyễn Huy Chung trồng 3 sào bưởi Quế Dương, với gần 50 gốc, trong đó gần chục cây hơn 20 năm tuổi cho biết: “Bưởi Quế Dương to hơn bưởi Diễn, mỗi quả nặng từ 1,2 – 1,5kg và sai hơn gấp 2 – 3 lần bưởi Diễn, có cây lên đến hàng trăm quả, với giá 16.000 – 20.000 đồng/quả như năm ngoái tôi thu gần 130 triệu đồng” – ông Chung khoe.

Khi hỏi về năng suất của bưởi, người dân nơi đây kể ra một loạt những cây bưởi có tới 500 – 600 quả/cây. Đặc biệt năm 2006, cây bưởi của ông Nguyễn Văn Thọ, ở thôn Cát Ngòi đã lập “kỷ lục” với 900 quả. Ông Thọ chia sẻ: “Từ trước tới nay tôi cũng chưa từng chứng kiến cây bưởi nào sai quả đến thế. Tổng thu được hơn tấn quả, với thời giá khi đó thôi bán được gần 6 triệu đồng”.

Ông Nguyễn Như Hảo – Chủ tịch Hội ND xã Cát Quế cho biết, xã có khoảng 3.000/3.300 hộ hộ trồng bưởi Quế Dương. Nhà ít thì vài cây, nhiều thì 5 – 7 sào, thậm chí có hộ gần mẫu. “So với bưởi Diễn, bưởi Quế Dương có nhiều ưu điểm hơn hẳn, đặc biệt là khả năng kháng sâu bệnh, úng ngập, môi trường, nên dường như năm nào cũng được mùa và có giá trị kinh tế cao”.


Có thể bạn quan tâm

Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới đồng thuận từ cán bộ đến dân Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới đồng thuận từ cán bộ đến dân

Bí quyết đưa đến thành công trong xây dựng nông thôn mới (NTM) ở xã Đại Hiệp, huyện Đại Lộc, Quảng Nam chính là sự đồng thuận từ cán bộ đến người dân. Nhờ thế, Đại Hiệp đã sớm về đích NTM trước thời hạn một năm.

17/09/2015
Phập phồng làng rau Trà Quế Phập phồng làng rau Trà Quế

Cơn bão Vàm Cỏ đem theo mưa to và gió mạnh đổ bộ vào Quảng Nam mấy ngày nay chính thức báo hiệu một mùa mưa bão đầy bất trắc nữa lại đến. Người trồng rau ở Trà Quế (xã Cẩm Hà, TP.Hội An) lại bắt đầu chuỗi những tháng ngày phập phồng theo sự khắc nghiệt của ông trời.

17/09/2015
Khuyến ngư đồng hành nông thôn mới Khuyến ngư đồng hành nông thôn mới

Kết quả khả quan của các mô hình khuyến ngư được triển khai trên địa bàn huyện Thăng Bình trong thời gian qua đã góp phần thay đổi diện mạo nông thôn mới, tạo thu nhập ổn định cho người dân.

17/09/2015
Lợi trước mắt, hại lâu dài Lợi trước mắt, hại lâu dài

Việc sử dụng chất tạo nạc salbutamol trong chăn nuôi lợn (thuộc nhóm beta-agonist) diễn ra từ nhiều năm nay, nhưng cơ quan quản lý nhà nước ở các tỉnh thành phía Nam chưa kiểm soát hiệu quả.

17/09/2015
Gạo Campuchia cảnh báo thành hiện thực Gạo Campuchia cảnh báo thành hiện thực

Cách đây chỉ 2- 3 năm thôi, đã có nhiều cảnh báo về một đối thủ xuất khẩu gạo mới nổi rất đáng gờm, có khả năng cạnh tranh cao với gạo Việt Nam, đó là Campuchia. Đến nay, đó không chỉ là cảnh báo nữa mà đã thành hiện thực.

17/09/2015