Làm giàu từ dưa Kim Cô Nương
Hối hả thu hoạch 3,5 công dưa Kim Cô Nương bán cho thương lái quận Bình Thủy (TP.Cần Thơ) với giá 20.000 đồng/kg, lão nông Triệu Công Đạt, ở ấp 7, xã Long Trị, cho biết: “Mấy năm trước đây, đất ở đây trũng sâu nên chỉ làm được lúa, nhưng sau nhiều lần thấy bà con ở Cần Thơ trồng dưa Kim Cô Nương bán có lãi, nên gia đình tôi quyết định chuyển 3,5 công đất ruộng sang trồng nó. Nhờ vậy, 2 năm nay nguồn thu nhập gia đình tăng lên đáng kể”.
Không thể sản xuất bán vào dịp tết, nên ông Đạt trồng muộn hơn, tuy nhiên nó vẫn đem lại nguồn thu nhập cao hơn rất nhiều so với các loại dưa hấu, rau màu… Vả lại loại dưa này dù bán vào thời điểm nào thì mức giá cũng không chênh lệch nhiều.
Thường thì dưa Kim Cô Nương sau khi trồng 12 ngày thì nông dân tiến hành bấm đọt để cho trái. Mỗi dây được để từ 1 - 2 chèo, mỗi chèo 1 trái. Mặc dù, dưa được xuống giống đồng loạt, nhưng thời điểm thu hoạch giữa các dây lại diễn ra không cùng lúc. Thế nên, mỗi vụ dưa nông dân phải bỏ công thu hoạch đến 6 đợt. Để dưa được thị trường chấp nhận là trái phải đẹp, màu vàng đều, bóng loáng, trọng lượng từ 0,4 - 1,7kg/trái.
Thế nên, việc thu hoạch phải được lựa chọn chứ không hoàn toàn như các loại dưa khác. Thu hoạch đợt đầu với sản lượng hơn 1 tấn, ông Đạt cho biết thêm: “Dưa trồng khoảng 60 ngày cho thu hoạch, thời gian thu hoạch kéo dài khoảng từ 15 - 20 ngày. Mỗi đợt thu hoạch cách nhau từ 3 - 4 ngày. Sau khi thu hoạch xong, dưa được rửa sạch rồi mang đến cơ sở dán nhãn mác…”.
Trong khi các loại dưa hấu rơi vào cảnh được mùa, rớt giá, thì dưa Kim Cô Nương được bán với mức giá cao lại ổn định, không gặp khó về đầu ra. Nhờ vậy mà với canh tác sau khi trừ chi phí, gia đình ông Sơn, ông Đạt có nguồn lợi nhuận vài chục triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm
Mô hình nuôi gà ri lai chọi thả vườn được Hội Nông dân tỉnh triển khai và đã chọn 2 hộ ở xã Thạch Bình thực hiện thí điểm, với quy mô 800 con. Để mô hình đạt hiệu quả cao, Hội đã tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi gà an toàn sinh học cho các hộ nông dân có nhu cầu tiếp thu KHKT nuôi gà; chọn mua giống gà sạch bệnh 1 ngày tuổi, sinh trưởng tốt và đúng nguồn giống an toàn dịch bệnh.
Tháng 6/2013, Hợp tác xã (HTX) Ðồng Tiến ở xã Ðắk Sin (Đắk R’lấp - Đăk Nông) đã huy động vốn của xã viên được trên 20 tỷ đồng để đầu tư nuôi heo sinh sản và heo thịt theo mô hình khép kín an toàn dịch bệnh và hiện nay đang mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Để giảm phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu sữa ngoại nhập khẩu, trong đề án tái cơ cấu ngành chăn nuôi Việt Nam, Bộ NN-PTNT đặt ra chỉ tiêu tăng số lượng đàn bò sữa đạt 500.000 con vào năm 2020 để có sản lượng sữa khoảng 1 triệu tấn sữa tươi mỗi năm.
Từ khi cao su xuống giá, nhiều nông dân đã tìm cây trồng thay thế. Nhiều hộ bắt đầu trồng những cây có hướng kinh tế cao hơn, trong đó nổi lên là cây sưa đỏ. Những lời đồn thổi về giá trị của cây sưa đỏ trưởng thành đã khiến không ít nông dân ồ ạt chạy theo.
Nhiều hộ đã chịu khó tìm tòi đầu tư con giống, xây dựng chuồng trại quy mô và nhím được coi là vật nuôi mang lại nguồn thu nhập đáng kể, thậm chí là “khủng” cho người dân nơi đây, có không ít hộ giàu lên nhờ nuôi nhím. Còn giờ đây, giá nhím rớt thê thảm, khiến nhiều hộ chăn nuôi con vật này rơi vào cảnh “dở khóc dở cười”.