Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Ghép Cá Rô Phi Đơn Tính Đực Khu Vực Miền Núi
Năm 2013 Trung tâm Khuyến nông Lai Châu triển khai mô hình nuôi ghép cá rô phi đơn tính đực khu vực miền núi nằm trong dự án phát triển nuôi cá rô phi đơn tính đực quy trình GAP tại thị trấn Tân Uyên và xã Thân Thuộc huyện Tân Uyên, quy mô 01 ha với 13 hộ nông dân tham gia.
Tham gia mô hình, các hộ nông dân được hỗ trợ 100% chi phí mua cá giống (bao gồm cá rô phi đơn tính, cá chép, cá mè, cá trắm) và 50% chi phí mua thức ăn và vật tư khác. Trước khi cấp giống, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật nuôi ghép cá rô phi đơn tính theo hướng GAP cho các hộ nông dân tham gia và một số hộ nông dân quan tâm đến mô hình.
Ngày 10/10/2013, Trung tâm Khuyến nông Lai Châu đã tổ chức Hội thảo tổng kết đánh giá kết quả đạt được của mô hình. Kết quả cho thấy, đàn cá sinh trưởng phát triển tốt, phù hợp và nhanh thích nghi với điều kiện ao nuôi tại địa bàn. Trọng lượng trung bình của cá đạt 0,5 kg/con, tỷ lệ sống đạt trên 80%, năng suất dự án đạt 8,5 tấn/ha. Sơ bộ hạch toán mô hình thu lãi trên 60 triệu/ha.
Ông Vũ Trường Sỹ, một trong những hộ nông dân tham gia mô hình tại thị trấn Tân Uyên cho biết: “Thực hiện nuôi ghép cá rô phi là chính theo hướng quy trình GAP không khó, người nông dân dễ nhận thức và áp dụng, lại kiểm soát được dịch bệnh nên đàn cá lớn rất nhanh.
Gia đình tôi được tham gia 600m2 ao. Ngoài các chi phí được Nhà nước hỗ trợ và gia đình đối ứng hết khoảng hơn 10 triệu đồng. Với năng suất hiện tại, gia đình ước thu được trên 22 triệu đồng.
Như vậy gia đình tôi còn được lãi gần 12 triệu đồng. Không những vậy, qua mô hình tôi đã biết cách theo dõi, ghi chép sổ sách và các biện pháp kỹ thuật để thực hiện nuôi cá đảm bảo theo hướng quy trình GAP, tạo ra được sản phẩm cá sạch, bán được giá hơn. Từ năm sau tôi sẽ tự đầu tư mở rộng để phát triển nuôi cá theo hướng GAP”.
Thông qua mô hình đã chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong nuôi trồng thuỷ sản cho bà con nông dân, đặc biệt là trong việc áp dụng quy trình GAP vào nuôi trồng thủy sản, mở ra hướng đi mới cho người nông dân, tập trung sản xuất thực phẩm có chất lượng cung cấp cho địa bàn tỉnh, nâng cao thu nhập và hiệu quả kinh tế cho người nông dân.
Có thể bạn quan tâm
Ngày 7.8, tại thành phố Hưng Yên, Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và PTNT; UBND thành phố Hưng Yên và UBND huyện Khoái Châu phối hợp tổ chức hội nghị xúc tiến thương mại tiêu thụ nhãn. Ông Đặng Minh Ngọc, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. Cùng dự có đại diện một số đơn vị thuộc Bộ Công Thương; Bộ Nông nghiệp và PTNT và các doanh nghiệp thu mua nhãn.
Ngày 6-8, Trung tâm Khuyến nông Bình Dương phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu và phát triển cây điều (Viện Khoa học kỹ thuật miền Nam) và Hội Nông dân xã An Bình (Phú Giáo) tổ chức tập huấn kỹ thuật thâm canh cây điều cho 20 hộ nông dân thuộc mô hình cải tạo, thâm canh điều bền vững.
Vụ hè thu 2015, một số bà con nông dân ở xã Diễn Lộc đã mạnh dạn đầu tư trồng cây bí xanh (trồng bí trái vụ). Quả bí xanh đã trở thành sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế, giúp người dân nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích.
Từ một gia đình nông dân (ND) “chỉ lo đủ gạo ăn” ở vùng “khỉ ho cò gáy” tận Óc Eo (Thoại Sơn, An Giang), vợ chồng Nguyễn Quốc Hùng đã vươn lên thành “Vua lúa” với trang trại sản xuất lúa giống qui mô lớn.
Đó là một trong những nội dung tại văn bản vừa được UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành gửi Sở NN-PTNT và các địa phương có trồng cây chè trong tỉnh.