Làm Giàu Từ Dê, Táo

Xã Phước Hậu (huyện Ninh Phước, Ninh Thuận) là vùng đất thuần nông. Sau cây lúa, cây nho, mô hình gia trại trồng táo-nuôi dê đang được các hộ trong xã nhân rộng. Chỉ vài năm qua, đã có hàng trăm hộ ăn nên làm ra từ dê, táo.
Tháng tám về Phước Hậu, giữa cái nắng nóng mùa hè, chúng tôi vẫn thấy những dòng nước mát và màu xanh tươi tốt của lúa, nho, táo. Trên đường vào xã, chúng tôi gặp nhiều chuyến xe chở táo đưa đi các nơi. Đến thôn Trường Thọ, nhà đầu tiên ghé vào cũng là hình ảnh nông dân thu hái táo. Chúng tôi được mời ăn ngay tại vườn.
Những trái táo da bóng, ngọt ngon, thơm mát. Chủ vườn là anh Nguyễn Văn Thuận cho biết, nhà có 2 sào táo, mỗi vụ được 6 tấn, bán 5-6 ngàn/kg; trái nứt, trái rụng thì để dê ăn. Tính ra 1 sào táo bằng 5 sào lúa. Nhà anh Trần Đình Rin cũng mô hình táo - dê như vậy, 1 sào táo, 1 sào nho, 5 sào lúa và một chuồng dê, mỗi năm đem lại cho anh mấy trăm triệu đồng.
Chúng tôi thực sự ngỡ ngàng với cơ ngơi nhà vườn của anh Bùi Quân. Mới ngoài 30 tuổi nhưng cung cách làm ăn của anh Quân khá bài bản, anh cũng là một trong những nông dân sản xuất giỏi, làm giàu từ táo. Nhờ chăm sóc đúng kỹ thuật mà 3 sào táo nhà anh luôn đạt năng suất cao và chất lượng, trái táo to, đẹp, thu hái quanh năm.
Anh Nguyễn Như Hùng Triết, Phó chủ tịch UBND xã Phước Hậu giới thiệu: Hiện toàn xã có 950ha lúa, 35ha nho, 115ha táo; đàn dê trên 4.000 con, ngoài ra là trâu bò, cừu, heo, gà, vịt. Mấy năm nay, cây táo, đàn dê phát triển mạnh. Mô hình gia trại trồng táo- nuôi dê đang được các hộ trong xã nhân rộng.
Chỉ vài năm qua, đã có hàng trăm hộ ăn nên làm ra từ dê, táo, đây là cách làm mới, sáng tạo của nông dân Phước Hậu và huyện Ninh Phước. Mới đầu, bà con tận dụng lá nho cắt bỏ cho dê, cừu ăn, thấy chúng lớn nhanh hơn so với ăn các loại cỏ lá khác; khi cây táo xuất hiện, bà con lại dùng lá táo, thấy cũng hiệu quả như lá nho; trái táo xấu, rụng, cũng được tận dụng làm thức ăn cho dê, cừu; phân dê cừu quay lại bón thúc cho cây. Một mô hình trồng trọt - chăn nuôi khép kín rất hiệu quả.
Ninh Thuận có vùng đất pha cát, phù sa ven sông, nên rất phù hợp với cây táo. Trái táo ở vùng đất nắng gió này có vị ngọt thanh, giòn ngon hơn hẳn vùng khác. Táo ở Ninh Thuận được cho leo giàn, có thể bắt đầu từ việc chuyển cây nho sang cây táo, bà con tận dụng giàn cây. Thông thường khoảng 8 tháng thì táo cho trái.
Trước khi có trái, người ta cho táo lên giàn, kéo mỗi cành về một hướng cột lại để cành táo bò ép sát giàn. Cách làm này làm cho cành táo trải rộng trên bề mặt, tăng diện tích tiếp xúc ánh sáng, tăng khả năng quang hợp. Cây táo dễ trồng, đầu tư ít, vừa với khả năng của bà con nông dân.
Táo không những là cây thoát nghèo mà hiện đang là cây làm giàu ở Ninh Thuận. Cả tỉnh Ninh Thuận có khoảng 1.000 ha táo, nhiều nhất là huyện Ninh Phước, có trên 500ha, ngoài ra, Ninh Hải, Thuận Nam, Ninh Sơn, Phan Rang - Tháp Chàm đều có táo.
Với năng suất 35-40 tấn/ha, mỗi năm Ninh Thuận đưa ra thị trường 40-50 ngàn tấn táo; Dưới giàn táo là đàn dê. Từ dê con mới sinh, sau 3 tháng có thể xuất chuồng khoảng 20-25 kg/con, bán với giá 130 ngàn đồng/kg. Hiện dê, táo bán khá chạy nên nhiều nhà nông rất hào hứng đi theo hướng này.
Táo được đưa đi các tỉnh lân cận, đi Đà Lạt, Nha Trang, Đà Nẵng, Hà Nội, TP HCM, vào siêu thị và sang cả Trung Quốc. Đó là điều rất mừng, mừng hơn nữa là dự báo nhu cầu táo vẫn còn có thể tăng hơn, do ngày càng nhiều người biết đến “ăn táo tốt cho sức khỏe”.
Tuy nhiên, với xu hướng “phát triển không ngừng”, thì đã đến lúc địa phương phải tính đến việc xây dựng nhà máy chế biến, tạo ra nhiều loại sản phẩm từ trái táo, như táo ép, táo sấy, mứt táo, (cũng như đối với trái nho) để chủ động khâu tiêu thụ, bảo đảm đầu ra ổn định, giúp bà con nông dân yên tâm đầu tư sản xuất.
Có thể bạn quan tâm

Những ngày qua giá chuối tăng gần gấp đôi, lên 6.000-7.000 đồng/kg ở một số tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (BĐSCL) nên nhiều nhà vườn chặt chuối non để bán.

Hiện nay, nhiều vựa thu mua mít ở khu vực xã Cẩm Sơn (Cai Lậy, Tiền Giang) thường cắt một miếng lớn ở vai trái và sau đó được “sơn” kín bằng một “dung dịch màu trắng”. Dư luận thắc mắc: cắt vai trái mít có tác dụng gì? “Dung dịch màu trắng” là chất gì, có độc hại cho người dùng?

Xã An Phước (huyện Long Thành, Đồng Nai) ngoài nổi danh với trái mận, còn có thêm một loại trái cây đặc sản khác là trái dâu. Dâu An Phước trái to, mẩy, khi chín màu vàng nhạt và có vị chua dôn dốt khó quên.

Ông Dương Văn Liệu, Chủ tịch UBND xã Trường Long Hòa cho biết: Với mức giá này người trồng sẽ thu được lợi nhuận từ 60 triệu đến 80 triệu đồng/ha. Tuy nhiên, để từng bước khắc phục tình trạng dưa hấu được mùa mất giá, ông Liệu cho biết, xã sẽ vận động nông dân chuyển đổi sang một số loại cây trồng khác; khuyến cáo nông dân chỉ duy trì khoảng 200 ha trồng dưa hấu trên địa bàn.

Yên Bái là một tỉnh miền núi có điều kiện khí hậu, đất đai phù hợp phát triển các loại cây ăn quả có múi, đặc biệt là cây cam. Tuy nhiên, hiện nay, đại đa số các vùng trồng cây ăn quả có múi một thời nổi tiếng như: cam Văn Chấn, bưởi Khả Lĩnh, Đại Minh và cam sành Lục Yên đang ngày càng giảm sút về năng suất, chất lượng và thu hẹp về diện tích. Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự giảm sút về năng suất và chất lượng sản phẩm của hàng loạt các loại cây ăn quả có múi là vì bị sâu bệnh phá hoại. Có một loại bệnh rất phổ biến hiện nay chính là bệnh vàng lá Greening do rầy chổng cánh gây nên. Đây là hiện tượng xảy ra phổ biến ở các vùng trồng cam, quýt trên địa bàn tỉnh Yên Bái, đặc biệt là tại huyện Lục Yên. Thời kỳ cao điểm, Lục Yên có diện tích trồng cam lên tới 300ha ở hầu hết các xã, nhiều nhất là Tân Lĩnh, Minh Chuẩn, Mường Lai, thị trấn Yên Thế... Từ năm 2005, diện tích trồng cam đã bị thu hẹp đáng kể. Theo số liệu thống kê của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, từ năm 2007 đến nay, mỗi