Làm Giàu Từ Chăn Nuôi Vịt Đẻ Trứng

Trước đây cả gia đình anh Trần Văn Thắng ở khu trang trại Đầm Cói, phường Hội Hợp (Vĩnh Yên) chỉ trông chờ vào mấy sào ruộng, thời tiết thuận lợi được mùa thì cũng chỉ đủ ăn. Nếu chỉ trông vào mấy sào ruộng thì quanh năm chỉ bán mặt cho đất, bán lưng cho trời không biết đến khi nào mới thoát nghèo.
Năm 2002, anh đã bàn với vợ và quyết định vay vốn đầu tư vào chăn nuôi vịt đẻ trứng. Thời gian đầu, do chưa có nhiều kinh nghiệm trong chăn nuôi nên anh Thắng chỉ dám vay ngân hàng Nông nghiệp thành phố Vĩnh Yên 15 triệu đồng để mua 300 con vịt siêu trứng về chăn nuôi thử.
Vừa chăn nuôi anh vừa học hỏi kinh nghiệm của những người đã thành công trong chăn nuôi vịt đẻ trứng, học và đọc trong sách báo về cách xây dựng chuồng trại, cách chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh khi vịt mắc bệnh. Đàn vịt của anh Thắng lớn nhanh, khỏe mạnh, ít bị bệnh, tỷ lệ đẻ trứng cao.
Mừng như mở cờ trong bụng, anh Thắng nghĩ đây là cách thoát nghèo vươn lên làm giàu chính đáng của gia đình. Anh đã mạnh dạn tiếp tục vay vốn ngân hàng thêm 50 triệu đồng, đấu thầu thêm 7.200m2 để mở rộng quy mô chăn nuôi. Số lượng vịt anh nuôi ngày càng nhiều, lúc đầu là 300 con, sau đó lên 500 con, rồi 1.000 con và bây giờ đã lên đến 2.500 con vịt đẻ trứng. Mỗi ngày, đàn vịt của anh Thắng đẻ trên 2.000 quả trứng, trừ chi phí, bình quân cho thu nhập 35-40 triệu đồng/tháng.
Anh Thắng cho biết: Trong chăn nuôi vịt đẻ trứng, quan trọng nhất là phải tuân thủ nghiêm ngặt công tác tiêm phòng và thường xuyên vệ sinh, khử trùng, tiêu độc chuồng trại chăn nuôi. Ngoài các lại vắc xin thông thường thì mỗi năm, đàn vịt còn được tiêm phòng 2 lần vắc xin cúm gia cầm H5N1, hàng tuần đều phải được phun khử trùng, tiêu độc hoặc rắc vôi bột khu vực chăn nuôi 2 lần.
Do có kinh nghiệm trong chăn nuôi và làm tốt công tác phòng, chống dịch bệnh cho đàn vịt, số lượng trứng đẻ ra hàng ngày đều được các thương lái đến mua hết. Đặc biệt, trang trại của anh Thắng còn được Công ty HonDa-Vĩnh Phúc về thăm quan và ký hợp đồng mỗi ngày mua 2.000 quả trứng vịt lộn phục vụ bữa an cho công nhân của Công ty.
Nhờ chăn nuôi vịt, gia đình anh Thắng đã thoát nghèo vươn lên làm giàu chính đáng, có tiền nuôi các con ăn học thành người, 2 cháu đã học hết Đại học, có việc làm và thu nhập ổn định.
Related news

Lâu nay, người dân xã Quảng Ngãi, huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng chủ yếu vẫn gắn liền với cây lúa nước, cây mía, cây điều… nhưng mới đây việc thí điểm thành công mô hình trồng nấm linh chi đang mở ra hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp của địa phương.

Rau xanh không thể thiếu được trong khẩu phần ăn hàng ngày của mỗi người chúng ta. Không giống như cây lúa, cây rau được gieo trồng với nhiều chủng loại phong phú, có thời gian sinh trưởng ngắn nên đòi hỏi chế độ tưới nước bón phân cũng như phun thuốc bảo vệ thực vật nhiều hơn. Từ đó nảy sinh ra nhiều vấn đề như, rau dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, dư đạm, rau nhiễm các loại vi trùng và ký sinh trùng… có khả năng gây hại đến sức khỏe cho người tiêu dùng.

Tuy nhiên, sau vụ trồng mới đó, đợt xen canh vụ ngô đông xuân đầu tiên, mỗi hộ gia đình công nhân tham gia trồng mới có thêm thu nhập 35 triệu đồng/ ha. Thực tế sản xuất đã gợi mở con đường tăng thêm thu nhập khá hiệu quả nên những năm sau lượng người nộp đơn xin vào đơn vị nhận khoán trồng mới ngày một nhiều.”

Liên tiếp trong những ngày qua, những trận mưa lớn trái mùa trên diện rộng làm cho hơn 360 ha lúa vụ 2 của nông dân thành phố Cà Mau bị ngã đổ. Theo phản ánh của bà con, lúa bị ngã đổ phải cắt bằng tay, với giá lên tới gần 500.000 đồng/công, (so với cắt bằng máy chỉ khoảng 300.000 đồng/công) nhưng không có nhân công để cắt lúa.

Ghé thăm ngôi nhà 3 tầng mới xây trị giá 1,4 tỷ đồng ở bản Nong Nưa, được chủ nhà Lèo Văn Hặc, Bí thư chi bộ bản tiếp chuyện: Nhà có hơn 4 ha cây cà phê đang thời kỳ thu hoạch, năng suất 15 tấn/ha. Vụ vừa qua, gia đình đã thu được trên 60 tấn quả tươi, bán được hơn 700 triệu đồng, trừ hết chi phí cũng lãi được hơn 400 triệu đồng.