Làm Giàu Từ Chăn Nuôi Lợn Siêu Nạc
Là công nhân cơ khí tại Nhà máy Z195, với đồng lương ít ỏi, không đủ trang trải cuộc sống, anh Trịnh Hồng Hiền ở xã Hợp Châu (Tam Đảo - Vĩnh Phúc) đã nuôi ý định làm giàu trên chính mảnh đất ông cha để lại.
Thời gian đầu, anh Hiền loay hoay không biết phải làm gì để phát triển kinh tế, đem lại nguồn thu nhập cho gia đình trên diện tích gần 5.000m2. Anh đã thử nhiều cách, từ trồng cây ăn quả, chăn nuôi gà, vịt nhưng vẫn không đem lại hiệu quả kinh tế cho gia đình. Năm 2008, tình cờ được dự lớp tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi lợn siêu nạc do Hội Nông dân huyện tổ chức.
Tiếp nhận những kiến thức, kinh nghiệm chăn nuôi lợn từ các kỹ thuật viên truyền đạt, với suy nghĩ nhạy bén, cuối năm 2008, anh Hiền bàn với gia đình và quyết định vay vốn Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT huyện Tam Đảo 80 triệu đồng để đầu tư xây dựng chuồng trại và mua lợn về chăn nuôi. Thời gian đầu anh Hiền chỉ giám xây dựng chuồng trại trên diện tích 240m2 và mua vài chục con lợn thịt.
Sau gần 1 năm lăn lộn, đúc rút được nhiều kinh nghiệm, năm 2009, anh Hiền quyết định vay thêm 150 triệu đồng từ Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT huyện, xây dựng thêm chuồng trại và chăn nuôi 110 con lợn thịt. Đàn lợn của anh Hiền lớn nhanh, ít bị dịch bệnh, mỗi một lứa lợn đều được các thương lái thu mua hết với giá cả hợp lý.
Thành công nối tiếp thành công, năm 2011, anh Hiền lại có quyết định “đột phá” mở rộng quy mô chăn nuôi, xây dựng thêm chuồng trại, đầu tư con giống. Đến nay, trang trại chăn nuôi lợn của gia đình anh Hiền đã có 120 lợn nái và trên 800 con lợn thịt, hàng tháng xuất bán 250 con lợn thịt. Tính đến nay, anh Hiền đã đầu tư gần 8 tỷ đồng để xây dựng chuồng trại và đầu tư con giống để phát triển chăn nuôi.
Anh Hiền cho biết: Nuôi giống lợn siêu nạc vẫn được giá hơn các giống khác. Với tổng đàn lợn thịt hiện có và đàn lợn nái đang trong thời kỳ sinh sản, mỗi tháng dự kiến gia đình anh sẽ xuất chuồng khoảng 250 con lợn thịt, các thương lái từ Hà Nội về mua, hợp đồng rõ ràng nên giá bán lợn lúc nào cũng được đảm bảo, không bị ép giá. Bình quân 1 năm trừ chi phí cho thu lãi từ 550-600 triệu đồng.
Anh Hiền cho biết thêm: Để chăn nuôi lợn phát triển ổn định, ít bị dịch bệnh, anh luôn phải tìm tòi, học hỏi từ những người đi trước về kinh nghiệm trong chăn nuôi lợn, tham gia các lớp tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi do xã, huyện, tỉnh tổ chức. Mặt khác, phải chủ động trong việc tiêm phòng vắc xin phòng bệnh cho đàn lợn, có quy trình chăn nuôi hợp lý, đảm bảo vệ sinh thú y chuồng trại.
Ngoài việc tiêm phòng vắc xin, chăm sóc nuôi dưỡng, anh Hiền rất khắt khe trong việc phối và chọn giống, để tránh phối giống đồng huyết, anh thường xuyên ghi chép và theo dõi chi tiết đến từng con lợn nái. Đến nay, anh đã thành thạo mọi việc từ chăm sóc nuôi dưỡng, phối giống, tách đàn, tiêm vắc xin, điều trị khi lợn mắc bệnh.
Hiện nay, anh Hiền là thành viên tích cực của Hội Nông dân xã. Anh luôn đi đầu trong phong trào thanh niên sản xuất giỏi, tận tình giúp đỡ các hộ nông dân đến học hỏi kinh nghiệm về phát triển chăn nuôi lợn. Nhờ được truyền đạt kinh nghiệm chăn nuôi lợn từ gia đình anh Hiền, đến nay, trên địa bàn xã Hợp Châu đã có nhiều mô hình phát triển chăn nuôi lợn đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Có thể bạn quan tâm
Cả hợp tác xã có 53 ha, cứ 5 - 8 ha lại có một ao lắng để cấp nước đã qua xử lý cho các ao nuôi tôm, theo chỉ đạo của Hợp tác xã, khi con nước lớn và sạch mới lấy nước vào ao lắng, sau đó khử trùng bằng Iodine, sau 5 - 7 ngày mới lấy nước vào ao nuôi tôm, tuyệt đối không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để xử lý ao nuôi và ao lắng.
Những năm qua, bên cạnh việc trồng lúa, nhiều nông dân huyện Phước Long (Bạc Liêu) đã lựa chọn những mô hình sản xuất kết hợp mang lại hiệu quả kinh tế cao. Điển hình như hộ ông Nguyễn Văn Trinh (xã Vĩnh Phú Đông), nhờ thực hiện có hiệu quả mô hình sản xuất kết hợp lúa - cá nên thu lãi gần 100 triệu đồng/năm.
Theo đánh giá của ngành chức năng, trong tháng 01/2015, thời tiết thuận lợi cho hoạt động khai thác hải sản, các đội tàu đánh bắt xa bờ tích cực ra khơi và đánh bắt được mùa. Mặt khác, giá dầu giảm mạnh trong thời gian gần đây cũng là yếu tố làm cho các chủ tàu tích cực ra khơi bám biến nên sản lượng tăng mạnh so với cùng kỳ.
Hội thảo hướng đến mục tiêu đưa ra những đề án về giải pháp phát triển ngư nghiệp dựa theo phương án đánh bắt cá của Việt Nam, đồng thời giới thiệu mẫu tàu Composite FRP tiên tiến và mô hình sản xuất kinh doanh, bao tiêu sản phẩm. Tham dự hội thảo có chủ thuyền và những nhà đầu tư bao tiêu sản phẩm.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sản lượng nuôi trồng thủy sản trong tháng 1/2015, ước đạt 186.000 tấn, tăng 1,8% so với cùng kì năm ngoái. Trong đó, đối với cá tra, diện tích nuôi của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long tháng này đạt 2.100 ha, tăng 0,8% và sản lượng ước đạt 24.000 tấn, tăng 10,5% so với cùng kỳ.