Làm giàu từ cây lúa
Sinh năm 1986 trong một gia đình thuần nông của vùng đất Tháp Mười, sau khi lập gia đình năm 2005, anh Út Em đã đầu tư SX lúa.
Ban đầu chỉ có 10 ha của gia đình để lại, anh tham gia các lớp tập huấn phòng trừ sâu bệnh, tích cực áp dụng tiến bộ kỹ thuật "3 giảm 3 tăng", đưa cơ giới hóa vào SX.
Nhờ làm ăn hiệu quả, anh đã mở rộng diện tích SX lúa lên 30 ha.
Anh chia sẻ, để có thành công như hôm nay gia đình đã phải cố gắng vượt qua nhiều khó khăn, nhất là khi lúa rớt giá, nhân công thiếu hụt, thương lái ép giá...
Đầu năm 2014, Út Em ký hợp đồng SX cung ứng giống lúa OM 4900 cho Cty CP Giống cây trồng Đồng Tháp (Doseco) với diện tích ban đầu 4 ha.
Trong đó, anh được Cty bao tiêu, thu mua sản phẩm với giá cao hơn thị trường 500 - 700 đồng/kg. Từ đó, anh bắt đầu tập trung cho SX lúa giống.
Anh cho biết thêm, lúc đầu cũng khá lo lắng vì từ trước đến nay chỉ tập trung cho SX lúa thịt nay lại SX giống. Nếu làm không tốt sẽ ảnh hưởng đến việc SX của nông dân.
Vì thế anh luôn tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu kỹ thuật như khử lẫn không để lẫn tạp chất, năng suất, chất lượng giống tốt, tỷ lệ nảy mầm đạt cao.
Tuy tuổi đời còn khá trẻ, nhưng Út Em sở hữu 30 ha lúa tại vùng đất Đồng Tháp Mười là điều khiến nhiều người mơ ước.
Toàn bộ diện tích của anh tập trung ở 2 xã Thạnh Lợi và Hưng Lợi, SX giống lúa theo đơn đặt hàng của Doseco như PM 4900, VNĐ 20, Jasmine.
Anh tiếp tục đầu tư mua 2 máy gặt đập liên hợp, máy cày, máy xới, máy bơm nước... giải quyết việc làm cho 15 lao động.
Nhờ quản lý tốt, hiện anh chủ yếu tập trung SX lúa giống chất lượng cao. Bình quân mỗi năm sau khi trừ các khoản chi phí anh lời hơn 1 tỷ đồng, gấp đôi SX lúa thường.
Tỷ phú nông dân Đoàn Văn Út Em là tấm gương sáng cho nhiều nông dân khác noi theo. Nhờ cây lúa, anh đã xây nhà, mua xe, cho 3 đứa con học hành.
Hằng năm anh còn bỏ hàng trăm triệu đồng giúp địa phương xây dựng nông thôn mới, giúp con em có hoàn cảnh khó khăn được đến trường.
Có thể bạn quan tâm
Người trồng ca cao ở Tây Nguyên đang phấn khởi vì giá bán liên tục tăng, trong khi vụ thu hoạch đang bắt đầu với chất lượng tăng và năng suất ổn định. Trong 1 tháng trở lại đây, giá ca cao hạt khô ở Tây Nguyên dao động từ 58.000 – 64.000 đồng/kg, cao hơn cùng kỳ năm ngoái khoảng 10.000 đồng/kg.
Quỳnh Lưu (Nghệ An) là huyện có truyền thống nuôi trồng thủy sản, dù các hộ đã trang bị đầy đủ kiến thức cần thiết nhưng vẫn lao tâm khổ tứ vì dịch bệnh.
Thực hiện chương trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Cần Giờ trong đó nghề nuôi trồng thủy sản vẫn chiếm vai trò chủ lực, trong đó con tôm vẫn là đối tượng nuôi chính. Từ năm 2013, để đa dạng hóa các đối tượng nuôi Trung tâm Khuyến nông TP. Hồ Chí Minh đã triển khai đầu tư một số mô hình nuôi cua bằng con giống nhân tạo và kết quả mang lại rất khả quan.
Năm 2013, công ty xuất bán cá thương phẩm được trên 14 tấn, đạt doanh thu trên 2,2 tỷ đồng. Dự kiến đến cuối năm 2018, công ty sẽ hoàn thành lắp đặt và đưa vào sử dụng 174 lồng, với tổng diện tích 74.800 m2 mặt lồng, số lượng cá giống khoảng 600.000 con, đồng thời xây dựng khu chế biến xuất khẩu cá đông lạnh tại xã Nam Ka quy mô 3-4 ha, công suất 200 tấn/năm cho thị trường Nga và EU, với tổng vốn đầu tư gần 297 tỷ đồng.
Mô hình nuôi cá rô đồng thời gian qua đã mang lại giá trị kinh tế cao cho nhiều người nuôi. Nhận biết đặc điểm cá rô đồng cái sinh trưởng và phát triển nhanh hơn cá đực, qua đó, để tạo ra con giống chất lượng, góp phần nâng cao hơn hiệu quả sản xuất cho bà con, Trung tâm KHKT&SX Giống thuỷ sản Quảng Ninh đã nghiên cứu thành công phương pháp sản xuất giống cá rô đồng toàn cái bằng phương pháp tạo cá đực đặc biệt.