Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ngăn Chặn Tình Trạng Tận Diệt Cá Non, Bảo Vệ Nguồn Lợi Thủy Sản Ở Cà Mau

Ngăn Chặn Tình Trạng Tận Diệt Cá Non, Bảo Vệ Nguồn Lợi Thủy Sản Ở Cà Mau
Ngày đăng: 09/04/2013

Ông Lê Thanh Triều - Chủ tịch UBND huyện U Minh tỉnh Cà Mau cho biết, vụ thu hoạch cá đồng mỗi năm chỉ có một lần hiện đang vào mùa nhưng đã xuất hiện nhiều hình thức tận diệt cá non, nguồn cá giống dùng để thả nuôi cho vụ mùa sau. Nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời thì sẽ không còn nguồn cá giống để thả nuôi cho vụ mùa tới.

Từ đầu mùa khô đến nay, các cơ quan chức năng tỉnh Cà Mau đã phát hiện 170 vụ vi phạm săn bắt, mua bán cá non trên vùng U Minh Hạ, thu giữ 2 tấn cá non. Vì lợi ích kinh tế, nhiều thương lái bắt tay với nông dân bắt toàn bộ nguồn cá non dưới ao đìa để bán, vi phạm quy định về quản lý thủy sản. Theo quy định, chỉ được mua bán cá đồng đối với loại cá có đủ kích cỡ, trọng lượng như cá lóc 6 con/kg trở lên, cá rô đạt 10 con/kg, cá bổi 10 con/kg… Loại có trọng lượng thấp hơn không được phép mua bán. Ông Trần Văn Hành, một nông dân chuyên nuôi cá đồng ở U Minh Hạ cho biết: Trước đây người dân dùng lưới để bắt cá, sau đó chọn cá đủ kích cỡ để bán, cá non thả lại làm cá giống, nhưng hiện nay không dùng hình thức này nữa. Nông dân và thương lái thỏa thuận mua bán trọn gói, nghĩa là người nuôi cá bán cả ao đìa. Thương lái dùng máy bơm nước cho đìa khô rồi bắt hết cá trong ao đìa. Đây chính là nguyên nhân làm cho nguồn cá non bị tận diệt.

Theo ông Lê Văn Sử, Giám đốc sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau, để ngăn chặn tình trạng tận diệt cá non, Sở đã tham mưu cho UBND tỉnh có chỉ thị, giao chính quyền các cấp áp dụng mọi biện pháp khẩn trương nhằm bảo vệ cá non, xử lý nghiêm mọi hình thức bắt, mua bán cá non đối với bên bán và bên mua. Trước mắt đẩy mạnh công tác tuyên truyền, làm cho mọi người dân có ý thức bảo vệ cá non, cũng chính là nhằm bảo vệ quyền lợi cho người nuôi cá phát triển bền vững. Đối với hành vi bán và mua cá non, kiên quyết xử lý với hình thức tịch thu hoặc xử lý hành chính, buộc thả cá trở lại ao đìa. Tỉnh giao cho lâm ngư trường phối hợp cùng với chính quyền xã kiểm tra, phát hiện các vi phạm để xử lý kịp thời.


Có thể bạn quan tâm

Nông Dân Sang Lào Trồng Lúa Sạch Nông Dân Sang Lào Trồng Lúa Sạch

Những nông dân này được Công ty TNHH TM DV-SX-XNK Bảo Ngọc Bình Phước thuê sang Lào trồng lúa sạch từ tháng 6.2014. Ông Nguyễn Văn Trọng (Mười Trọng), Chủ nhiệm Tổ dịch vụ sản xuất nông nghiệp trọn gói ấp 9, cho biết: "Đây là chương trình hợp tác giữa ngành nông nghiệp VN và Lào.

04/11/2014
Để Lúa Gạo Tiếp Tục Là “Cần Câu” Của Nông Dân Để Lúa Gạo Tiếp Tục Là “Cần Câu” Của Nông Dân

Nguy cơ đất trồng bị thoái hóa và ô nhiễm môi trường tăng cao; sản lượng lúa tăng nhưng không cải thiện được thu nhập của nông dân… đây là hệ quả của việc sản xuất lúa gạo mới chỉ chú trọng đến xuất khẩu, còn lợi ích của người sản xuất chưa được đặt làm trọng tâm.

04/11/2014
"Đào Tạo Lại" Đánh Bắt Cá Ngừ

Trong chuyến công tác, đoàn công tác tỉnh Bình Định đã có dịp tham quan chợ đấu giá Osaka. Sau chuyến tham quan, ai nấy trong đoàn đều cảm thấy buồn, vì chợ đấu giá không có mặt cá ngừ đại dương của Việt Nam, trong khi cá ngừ đại dương của hầu hết các nước trong khu vực đều có.

04/11/2014
Phạt 9 Trường Hợp Vi Phạm Chất Lượng Vật Tư Nông Nghiệp Phạt 9 Trường Hợp Vi Phạm Chất Lượng Vật Tư Nông Nghiệp

Kết quả đoàn kiểm tra xử phạt vi phạm hành chính 6 cơ sở (1 trường hợp kinh doanh phân bón không đảm bảo chất lượng; 5 trường hợp kinh doanh sản phẩm phân bón có chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn công bố) và xử lý 2 trường hợp vi phạm nhãn hàng hóa và 1 trường hợp buôn bán thuốc BVTV không có trong doanh mục với số tiền hơn 100 triệu đồng.

04/11/2014
"Rót" Vốn Nông Nghiệp, Nông Thôn 15.069 Tỷ Đồng

Theo báo cáo của Ngân hàng NN-PTNT - Chi nhánh Cà Mau, tổng dư nợ ngân hàng đã đầu tư cho vay phục vụ phát triển NN-NT 15.069 tỷ đồng, chiếm trên 50% tổng dư nợ toàn tỉnh.

04/11/2014