Làm giàu nhờ trồng cam sành
Trong những năm qua, nghề trồng cam sành đã giúp nhiều hộ dân ở H.Trà Ôn (Vĩnh Long) phát triển kinh tế gia đình, một số hộ vươn lên thành tỉ phú.
Ông Hồ Hoàng Dân phấn khởi trước một mùa cam bội thu. Ảnh: Thiên Lộc
Theo thống kê của ngành nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long, H.Trà Ôn hiện có trên 3.000 ha đất trồng cam sành. Vào mùa thuận, lợi nhuận bình quân từ 120 - 150 triệu đồng/ha, mùa nghịch có thể lời gấp đôi.
Sau khi học các lớp tập huấn do huyện và tỉnh tổ chức, nhiều bà con nông dân ở đây đã phát triển sản xuất, nâng cao giá trị thu nhập trên cùng diện tích đất canh tác, tự xóa đói giảm nghèo, tiến tới làm giàu, một phần là nhờ cây cam sành .Ông Nguyễn Tấn Hào, ngụ xã Tân Mỹ, H.Trà Ôn
Sở dĩ người trồng cam sành ở Trà Ôn đạt năng suất, hiệu quả cao là nhờ ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, điển hình là nông dân xã Tân Mỹ.
Tuy là địa phương mới phát triển cây cam sành trong mấy năm gần đây nhưng nhờ áp dụng công nghệ mới, thực hiện cơ giới hóa và đưa các giống cây trồng có năng suất chất lượng cao nên hiệu quả tăng lên đáng kể.
Ông Hồ Hoàng Dân (49 tuổi, ngụ ấp Mỹ Phú, xã Tân Mỹ) là một trong những nông dân trồng cam sành nổi tiếng của tỉnh Vĩnh Long. Ông cho biết trồng cam sành tuy mau làm giàu nhưng cũng rất dễ gặp rủi ro về thời tiết và đã có không ít người trắng tay vì loại cây “khó tính” này. Tuy nhiên, nếu người trồng có ý chí quyết tâm, dám đầu tư, thực hiện đúng quy trình kỹ thuật, chịu khó học hỏi thì vẫn có thể thành công.
Hiện ông Dân đang hợp tác với người anh họ trồng 27 công cam sành, cây đang cho trái năm thứ 2 và sắp đến ngày thu hoạch. Theo ông Dân, cam sành trồng thưa sẽ ăn lâu, tuổi thọ của cây kéo dài 5 - 7 năm; còn trồng với mật độ dày (500 cây/công) sẽ ăn nhanh, sản lượng nhiều nhưng chỉ được 3 - 4 năm là cây bắt đầu suy kiệt, phải cải tạo đất trồng lại.
Hiện ông đang trồng cam sành theo hướng sạch, sử dụng chủ yếu phân chuồng, vừa giúp cho trái ngon, ngọt, vừa phát triển bền vững.
Thông thường, cam sành thu hoạch từ tháng 2 đến tháng 7. Nếu trồng đúng kỹ thuật, sản lượng có thể đạt 11 tấn/công. Giá cam sành dao động tùy theo mùa vụ và thời điểm. Vào mùa nghịch, giá cao gấp 1,5 lần mùa thuận. Với 27 công cam sành, năm 2017 ông Dân thu hoạch trên 200 tấn trái, bán với giá 10.000 - 12.000 đồng/kg, doanh thu khoảng 2 tỉ đồng, sau khi trừ hết chi phí ông thu lãi trên 1 tỉ đồng.
Ông Nguyễn Tấn Hào (ngụ xã Tân Mỹ) cũng là người làm giàu nhanh chóng nhờ trồng cam sành. Năm 2017, vườn cam 8 công của ông cho lứa trái đầu tiên, sản lượng đạt trên 40 tấn, doanh thu gần 400 triệu đồng. “Sau khi học các lớp tập huấn do huyện và tỉnh tổ chức, nhiều bà con nông dân ở đây đã phát triển sản xuất, nâng cao giá trị thu nhập trên cùng diện tích đất canh tác, tự xóa đói giảm nghèo, tiến tới làm giàu, một phần là nhờ cây cam sành”, ông Hào phấn khởi cho biết.
Ông Võ Minh Đức, Trưởng ấp Mỹ Phú, cho biết chỉ riêng ấp này hiện có trên 30 ha trồng cam sành. Hộ nào trồng cũng khá giả, trong đó có một số hộ vươn lên thành tỉ phú.
Có thể bạn quan tâm
Đây là hoạt động tiếp theo sau khi trái xoài cát chu Đồng Tháp chính thức có mặt tại hệ thống các siêu thị tại Nhật Bản đầu tháng này.
- Sau hơn 2 năm Luật Hợp tác xã (HTX) năm 2012 có hiệu lực, việc chuyển đổi HTX diễn ra rất chậm và còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Đặc biệt, việc chuyển đổi các HTX nông nghiệp hiện đang lúng túng, luẩn quẩn với tình trạng “bình mới, rượu cũ”.
Thời gian qua, các chương trình tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo đã được triển khai sâu, rộng và đạt kết quả đáng kể. Hàng ngàn hộ gia đình đã được vay vốn mở rộng chăn nuôi, tăng gia sản xuất, tăng thu nhập, cải thiện đời sống và vươn lên thoát nghèo, làm giàu.
Đồng chí Nguyễn Ngọc Quang - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã nhất trí một số đề xuất của Sở NN&PTNT tại buổi làm việc đánh giá kết quả triển khai các nghị quyết của HĐND tỉnh về phát triển nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2012 - 2015 được tổ chức mới đây.
ĐBSCL đang chờ đợi cơ hội đón làn sóng đầu tư Nhật Bản vào lĩnh vực nông nghiệp.