Làm giàu nhờ trồng cam sành

Trong những năm qua, nghề trồng cam sành đã giúp nhiều hộ dân ở H.Trà Ôn (Vĩnh Long) phát triển kinh tế gia đình, một số hộ vươn lên thành tỉ phú.
Ông Hồ Hoàng Dân phấn khởi trước một mùa cam bội thu. Ảnh: Thiên Lộc
Theo thống kê của ngành nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long, H.Trà Ôn hiện có trên 3.000 ha đất trồng cam sành. Vào mùa thuận, lợi nhuận bình quân từ 120 - 150 triệu đồng/ha, mùa nghịch có thể lời gấp đôi.
Sau khi học các lớp tập huấn do huyện và tỉnh tổ chức, nhiều bà con nông dân ở đây đã phát triển sản xuất, nâng cao giá trị thu nhập trên cùng diện tích đất canh tác, tự xóa đói giảm nghèo, tiến tới làm giàu, một phần là nhờ cây cam sành .Ông Nguyễn Tấn Hào, ngụ xã Tân Mỹ, H.Trà Ôn
Sở dĩ người trồng cam sành ở Trà Ôn đạt năng suất, hiệu quả cao là nhờ ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, điển hình là nông dân xã Tân Mỹ.
Tuy là địa phương mới phát triển cây cam sành trong mấy năm gần đây nhưng nhờ áp dụng công nghệ mới, thực hiện cơ giới hóa và đưa các giống cây trồng có năng suất chất lượng cao nên hiệu quả tăng lên đáng kể.
Ông Hồ Hoàng Dân (49 tuổi, ngụ ấp Mỹ Phú, xã Tân Mỹ) là một trong những nông dân trồng cam sành nổi tiếng của tỉnh Vĩnh Long. Ông cho biết trồng cam sành tuy mau làm giàu nhưng cũng rất dễ gặp rủi ro về thời tiết và đã có không ít người trắng tay vì loại cây “khó tính” này. Tuy nhiên, nếu người trồng có ý chí quyết tâm, dám đầu tư, thực hiện đúng quy trình kỹ thuật, chịu khó học hỏi thì vẫn có thể thành công.
Hiện ông Dân đang hợp tác với người anh họ trồng 27 công cam sành, cây đang cho trái năm thứ 2 và sắp đến ngày thu hoạch. Theo ông Dân, cam sành trồng thưa sẽ ăn lâu, tuổi thọ của cây kéo dài 5 - 7 năm; còn trồng với mật độ dày (500 cây/công) sẽ ăn nhanh, sản lượng nhiều nhưng chỉ được 3 - 4 năm là cây bắt đầu suy kiệt, phải cải tạo đất trồng lại.
Hiện ông đang trồng cam sành theo hướng sạch, sử dụng chủ yếu phân chuồng, vừa giúp cho trái ngon, ngọt, vừa phát triển bền vững.
Thông thường, cam sành thu hoạch từ tháng 2 đến tháng 7. Nếu trồng đúng kỹ thuật, sản lượng có thể đạt 11 tấn/công. Giá cam sành dao động tùy theo mùa vụ và thời điểm. Vào mùa nghịch, giá cao gấp 1,5 lần mùa thuận. Với 27 công cam sành, năm 2017 ông Dân thu hoạch trên 200 tấn trái, bán với giá 10.000 - 12.000 đồng/kg, doanh thu khoảng 2 tỉ đồng, sau khi trừ hết chi phí ông thu lãi trên 1 tỉ đồng.
Ông Nguyễn Tấn Hào (ngụ xã Tân Mỹ) cũng là người làm giàu nhanh chóng nhờ trồng cam sành. Năm 2017, vườn cam 8 công của ông cho lứa trái đầu tiên, sản lượng đạt trên 40 tấn, doanh thu gần 400 triệu đồng. “Sau khi học các lớp tập huấn do huyện và tỉnh tổ chức, nhiều bà con nông dân ở đây đã phát triển sản xuất, nâng cao giá trị thu nhập trên cùng diện tích đất canh tác, tự xóa đói giảm nghèo, tiến tới làm giàu, một phần là nhờ cây cam sành”, ông Hào phấn khởi cho biết.
Ông Võ Minh Đức, Trưởng ấp Mỹ Phú, cho biết chỉ riêng ấp này hiện có trên 30 ha trồng cam sành. Hộ nào trồng cũng khá giả, trong đó có một số hộ vươn lên thành tỉ phú.
Related news

Theo Phòng NN-PTNT huyện Tuy An (Phú Yên), đến thời điểm này, toàn huyện đã thả nuôi được 310ha tôm, gồm 250ha tôm thẻ chân trắng và 60ha tôm sú.

Những năm gần đây, nhiều hộ dân ở huyện Đồng Xuân (Phú Yên) đã vươn lên tìm hướng thoát nghèo, trong đó có mô hình nuôi heo rừng lai.

Để việc ương cá giống đạt kết quả cao, người nuôi cần lưu ý thực hiện tốt những điều sau:

Theo nhiều ngư dân huyện Tuy An (Phú Yên), trong hơn tuần qua với nghề đi mành, bình quân mỗi tàu có công suất từ 20CV đến 45CV khai thác được 120 đến 150 giỏ cá giò, cá nục trong một đêm; nhiều tàu gặp luồng cá lớn, ngư dân trúng đậm từ 300 đến 340 giỏ cá.

Hiện nay, xu hướng trồng xen canh, lấy ngắn nuôi dài đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân. Điển hình là ông Nguyễn Hoàng Nam, ấp An Bình, Xã An Cư, huyện Cái Bè (Tiền Giang) thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm, đưa kinh tế gia đình ngày càng đi vào ổn định.