Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Làm Giàu Nhờ Nuôi Chim Trĩ Đỏ

Làm Giàu Nhờ Nuôi Chim Trĩ Đỏ
Ngày đăng: 19/05/2014

Khoảng ba năm trở lại đây, một số gia đình trên địa bàn xã Quang Bình (Kiến Xương - Thái Bình) đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, lựa chọn mô hình nuôi chim trĩ đỏ để thoát nghèo và làm giàu ngay trên chính mảnh đất quê hương.

Anh Vũ Bá Cảnh, thôn Hưng Tiến là người đầu tiên đưa chim trĩ đỏ về nuôi thử nghiệm. Hiện nay, mỗi năm gia đình anh cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh khoảng 5.000 con chim trĩ giống, sau khi trừ chi phí cho thu lãi gần 100 triệu đồng.

Tiếp chúng tôi trong căn nhà khang trang, anh Cảnh nhớ lại, trước khi “bén duyên” với chim trĩ đỏ, anh đã từng đi làm thuê khắp mọi nơi, xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm... Tuy nhiên, do hiệu quả kinh tế thấp nên anh quyết định tìm hướng đi mới, mong muốn thoát khỏi cảnh đói nghèo và làm giàu. Câu hỏi “trồng cây gì và nuôi con gì để mang lại hiệu quả cao” đã khiến anh mất ngủ bao đêm liền.

Năm 2011, trong một lần tình cờ xem trên tivi về mô hình nuôi chim trĩ đỏ giúp nhiều hộ nông dân tại tỉnh Ðồng Tháp thoát nghèo, ngay lập tức anh đã nảy ra ý nghĩ sẽ đưa giống chim trĩ đỏ về nuôi thử nghiệm tại gia đình. Với phương châm lấy ngắn nuôi dài, ban đầu anh đầu tư hơn 2 triệu đồng mua 50 quả trứng chim trĩ đỏ từ Ðồng Tháp về ấp và nở được 30 con.

Khi mới bắt tay vào chăn nuôi, do chưa có kinh nghiệm chăm sóc nên đàn chim trĩ đỏ của gia đình anh bị bệnh hàng loạt. Những thất bại ban đầu đã không làm anh nản chí mà còn khiến anh có thêm động lực tiếp tục tìm hiểu kinh nghiệm chăn nuôi qua mạng internet và sách báo.

Sau hơn 3 năm nuôi chim trĩ đỏ, hiện nay gia đình anh duy trì nuôi thường xuyên khoảng 50 con chim bố mẹ sinh sản đã qua chọn lọc, dùng để nhân giống cung cấp cho thị trường. Mỗi năm, gia đình anh cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh khoảng 5.000 con chim trĩ giống, sau khi trừ chi phí cho gia đình anh thu lãi gần 100 triệu đồng.

Ngoài cung cấp chim trĩ giống, gia đình anh còn cung cấp chim trĩ thương phẩm cho các nhà hàng, khách sạn trong và ngoài tỉnh với giá bình quân khoảng 220.000 đồng/kg.

Chia sẻ về kinh nghiệm nuôi chim trĩ đỏ, anh Cảnh cho biết, chim trĩ đỏ vốn là loài chim hoang dã nên có sức đề kháng rất tốt, ít dịch bệnh, thích nghi tốt với điều kiện nuôi nhốt, ăn ít nên rất dễ nuôi. Thức ăn chủ yếu của chim trĩ là thóc, gạo, ngô, khoai, sắn và các loại rau xanh. Riêng đối với chim trĩ trong thời kỳ đẻ trứng cần bổ sung thêm cám công nghiệp để chúng đẻ trứng to và đều.

Bình quân mỗi năm chim trĩ mẹ đẻ từ 80 - 100 quả trứng. Chim trĩ là loài không biết ấp nên phải ấp bằng máy, chim trĩ con nuôi từ 6 - 8 tháng là có thể đẻ trứng hoặc xuất chuồng bán thương phẩm. Hệ thống chuồng nuôi chim trĩ được thiết kế rất đơn giản như nuôi gà, thoáng mát về mùa hè và ấm áp về mùa đông.

Chuồng nuôi chim trĩ cần phải vây kín bằng lưới hoặc tre để chim không bay ra ngoài. Dưới nền chuồng nuôi nên trải một lớp cát khô để thuận tiện cho việc vệ sinh chuồng trại và tránh thối móng cho đàn chim.

Ðối với chim trĩ bố mẹ thì nuôi nhốt theo cặp 3 mái, 1 trống/chuồng; còn với chim trĩ thương phẩm có thể nuôi nhốt như gà. Tuy chim trĩ là loài ít dịch bệnh nhưng người chăn nuôi cũng cần chú ý tiêm phòng dịch bệnh đầy đủ cho đàn chim khi còn nhỏ...

Hiện nay nuôi chim trĩ đỏ ở Quang Bình đang là mô hình mới, mang lại hiệu quả cao nên được khá nhiều người dân quan tâm. Mô hình nuôi chim trĩ đỏ của gia đình anh Cảnh đang là điểm đến học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm của nhiều người dân trong tỉnh.

Trong thời gian tới, gia đình anh sẽ tiếp tục đầu tư mở rộng nuôi chim trĩ đỏ sinh sản để đáp ứng đủ nhu cầu về con giống cho bà con chăn nuôi trong và ngoài tỉnh.Ðến nay, trên địa bàn xã Quang Bình đã có hơn 20 gia đình tham gia nuôi chim trĩ đỏ với quy mô nhỏ từ 10 - 20 con/hộ.

Không chỉ làm giàu cho gia đình, anh Cảnh còn rất nhiệt tình hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi, cung cấp con giống cho nhiều bà con đến tham quan, học hỏi kinh nghiệm để từ đó cùng nhau thoát nghèo, làm giàu ngay trên chính mảnh đất quê hương.


Có thể bạn quan tâm

Vụ Tôm Trúng Mùa, Được Giá Vụ Tôm Trúng Mùa, Được Giá

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) vừa tổng kết vụ tôm nước lợ năm 2013 các tỉnh thành phía Nam. Trên cơ bản, các chỉ tiêu xuất khẩu đạt và vượt kế hoạch, dự báo về đích ngoạn mục.

05/12/2013
Hiệu Quả Mô Hình 2 Lúa + 1 Bắp Hiệu Quả Mô Hình 2 Lúa + 1 Bắp

Đến xã Đức Phú (Tánh Linh - Bình Thuận) thời điểm này, nhìn ra cánh đồng lúa vừa thu hoạch, dưới những gốc rạ lởm chởm còn sót lại, nông dân đang tất bật xuống giống vụ bắp (ngô) lai đông xuân, người thì thọc lỗ, người thì bỏ hạt. Vài năm gần đây, nhờ luân canh 2 vụ lúa + 1 vụ bắp nên đời sống của bà con được cải thiện đáng kể.

26/12/2013
Nhân Rộng Mô Hình Chuối Tiêu Hồng Nhân Rộng Mô Hình Chuối Tiêu Hồng

Phong trào trồng cây đặc sản, mới lạ như chuối tiêu hồng, hồng xiêm lai xoài, mít Thái Lan, mít Nghệ An phát triển khá mạnh ở xã Đông Dương (Đông Hưng - Thái Bình) trong mấy năm gần đây. Đến nay, nhiều loại cây đã cho thu hoạch, sản phẩm được thị trường ưa chuộng. Chuối tiêu hồng là một trong những mô hình đem lại hiệu quả kinh tế cao ở Đông Dương hiện nay.

26/12/2013
Khai Thác Hải Sản Đạt Hơn 14 Ngàn Tấn Khai Thác Hải Sản Đạt Hơn 14 Ngàn Tấn

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tháng 11 sản lượng khai thác hải sản ước đạt 14.710 tấn. Lũy kế 11 tháng, sản lượng khai thác hải sản toàn tỉnh Bình Thuận ước đạt hơn 173.131 tấn, tăng 3% so với cùng kỳ.

05/12/2013
Trồng Ngô Đuổi Con “Ma Đói” Trồng Ngô Đuổi Con “Ma Đói”

Vượt đoạn đường đất đá lởm chởm dài gần 20km từ trung tâm xã Nghĩa Tâm (Văn Chấn - Yên Bái), chúng tôi đến thôn 1 Khe Nhao, nơi sinh sống của 54 hộ người Mông. Từng là thôn khó khăn nhất xã, nhưng mấy năm trở lại đây, cuộc sống của người dân nơi đây ấm no hơn nhờ trồng ngô.

26/12/2013