Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bình Định Hỗ Trợ Ngư Dân Đánh Bắt Cá Ngừ Đại Dương

Bình Định Hỗ Trợ Ngư Dân Đánh Bắt Cá Ngừ Đại Dương
Ngày đăng: 25/04/2014

Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Định đang triển khai thực hiện chương trình hỗ trợ ngư dân đánh bắt cá ngừ đại dương theo phương pháp của Nhật Bản nhằm nâng cao chất lượng cá ngừ và giá trị kinh tế cho ngư dân.

Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Định, ông Lê Hữu Lộc, cho biết tỉnh đang làm thủ tục mua năm giàn câu từ Nhật Bản để hỗ trợ cho ngư dân.

Theo phương pháp này, sau khi cá ngừ đại dương mắc câu, thay vì phải kéo tay, móc cần, dùng búa đập đầu cá thì ngư dân sẽ kéo câu bằng môtơ, châm điện làm cá bị tê liệt nhanh và tiến hành sơ chế, lấy ruột tại chỗ trước khi ướp đá.

Toàn bộ sản lượng đánh bắt được theo phương pháp này sẽ được phía Nhật Bản tiêu thụ hết với điều kiện cá được đưa vào bờ chỉ sau chín ngày trên biển.

Hiện tại, Công ty cổ phần thủy sản Bình Định là đơn vị sẵn sàng thu mua cá ngừ đại dương đánh bắt theo phương pháp Nhật Bản với giá ban đầu cao hơn ít nhất 20% so với giá cá câu bằng hình thức khác vào cùng thời điểm. Sản phẩm sẽ được chuyển sang Nhật Bản trong thời gian ngắn nhất bằng đường hàng không.

Theo ông Lê Hữu Lộc, ngư dân ba tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa đánh bắt cá ngừ đại dương đạt sản lượng cao nhất khoảng 30.000 tấn/năm, là không “thấm tháp vào đâu” so với nhu cầu tại thị trường Nhật Bản. Nếu cả ba tỉnh đều áp dụng phương pháp câu mới, cá đạt chất lượng thì phía Nhật Bản sẵn sàng tiêu thụ toàn bộ.

Lâu nay, ngư dân tỉnh Bình Định áp dụng phương pháp câu tay dùng đèn cao áp, thời gian trên biển khoảng nửa tháng. Riêng tại các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa, ngư dân áp dụng phương pháp câu giàn thì thời gian chuyến biến lên tới một tháng. Do đó, chất lượng cá ngừ bị giảm sút.

Phía Nhật Bản đã tiếp nhận và hướng dẫn phương pháp câu, sơ chế cá ngừ đại dương cho bốn cán bộ thủy sản tỉnh Bình Định để phổ biến lại cho ngư dân.

Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Bình Định đã chọn ra năm tàu của ngư dân đầu tiên tại huyện Hoài Nhơn để tham gia thực hiện chương trình này và đã tập huấn cho ngư dân. Mỗi tàu được hỗ trợ một giàn câu trị giá 200 triệu đồng, cùng với 50 triệu đồng để hoán cải các hầm chứa trên tàu đủ tiêu chuẩn.


Có thể bạn quan tâm

Gắn kết nông dân cùng sản xuất, tiêu thụ Gắn kết nông dân cùng sản xuất, tiêu thụ

Ngày 23/5, Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội tổ chức hội nghị tập huấn – tọa đàm “Kỹ năng tổ chức hoạt động hội, lập kế hoạch sản xuất và nâng cao năng lực tiếp cận thị trường” cho Ban Chấp hành các Hội chăn nuôi – tiêu thụ gà đồi Ba Vì, gà đồi Sóc Sơn, gà đồi Sơn Tây, trứng vịt Liên Châu, vịt Vân Đình.

26/05/2015
Toàn tỉnh Bình Định có 79 trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm Toàn tỉnh Bình Định có 79 trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm

Theo Sở NN&PTNT, gần đây, chăn nuôi trang trại sản xuất hàng hóa trên địa bàn tỉnh Bình Định phát triển nhanh về số lượng và quy mô, tạo thu nhập đáng kể cho người dân trong tỉnh.

26/05/2015
Hiệu quả mô hình ủ chua thức ăn trong chăn nuôi bò Hiệu quả mô hình ủ chua thức ăn trong chăn nuôi bò

Trong những năm trở lại đây, đàn bò trên địa bàn huyện Ninh Sơn (Ninh Thuận) ngày càng phát triển với tổng đàn gần 13.500 con. Để đàn bò phát triển tốt, tháng 10-2014, Phòng Nông nghiệp huyện đã triển khai mô hình “Ủ chua thức ăn” trong chăn nuôi bò, nhằm tận dụng phụ phẩm nông nghiệp như rơm, thân cây mỳ, cây bắp… để chế biến làm thức ăn, tăng hàm lượng dinh dưỡng.

26/05/2015
Ngược xu thế Ngược xu thế

Ngày 18-5-2015, Báo SGGP có bài “Tự làm khó…” nêu những khó khăn mà ngành chăn nuôi gặp phải, không chỉ vì tự thân ngành mà còn do những quy định “trói chân” doanh nghiệp (DN). Ngày 22-5, dù đang đi Hà Lan và Đan Mạch, anh Âu Thanh Long, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Đông Nam bộ, Giám đốc Công ty CP Chăn nuôi Duy Cường (Đồng Nai) cũng trao đổi thêm với chúng tôi một số ý để làm sáng tỏ hơn về những quy định ngược xu thế này.

26/05/2015
Đốt bỏ 1.000 ha mía tím kịch bản dưa hấu, hành tím lặp lại Đốt bỏ 1.000 ha mía tím kịch bản dưa hấu, hành tím lặp lại

Khoảng 1.000 ha mía tím ở Hòa Bình khó tiêu thụ có thể phải chuyển sang làm giống hoặc hủy bỏ để lấy đất làm vụ mới.

26/05/2015