Làm Giàu Nhờ Chăn Nuôi Và Ấp Nở Gia Cầm

Đó là anh Bùi Sĩ Ngọc ở thôn Văn Quang, xã Phước Quang, huyện Tuy Phước (Bình Định). Cơ sở của anh chuyên ấp nở vịt xiêm và gà ta, với quy mô 2 lò ấp theo chu kỳ 5 ngày ấp nở được 1 lứa, sản xuất ra 5.000 con giống.
Bình quân mỗi tháng, anh xuất bán được 30.000 con giống vịt xiêm và gà ta cho các hộ chăn nuôi trong tỉnh và một số tỉnh lân cận. Anh Ngọc là một trong số ít người ở địa phương đã thành công trong việc ứng dụng kỹ thuật ấp nở vịt xiêm giống.
Anh đang nuôi 800 con vịt xiêm mái và 4.000 con gà mái, bình quân mỗi ngày đẻ được 2.500 trứng, anh giữ lại toàn bộ để chọn lọc đưa vào ấp nở. Anh đã tìm mua giống vịt xiêm gốc từ Công ty giống gia cầm Thụy Phương - Hà Nội đem về nhân giống đảm bảo chất lượng.
Trong quá trình nuôi, vấn đề phòng chống dịch bệnh cho gia cầm được anh quan tâm hàng đầu. Theo anh Ngọc, với thời giá hiện nay, mỗi con giống vịt xiêm bán ra 15.000 đồng; mỗi con giống gà ta 12.000 đồng, sau khi trừ chi phí, mỗi tháng gia đình anh thực lãi 15 triệu đồng. Anh dự định sẽ đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, tăng gấp đôi công suất ấp nở gia cầm và tiếp tục phát triển đàn vịt xiêm giống.
Tuy nhiên, cơ sở chăn nuôi của gia đình anh đang gặp khó khăn vì mặt bằng sản xuất hẹp và nằm trong khu dân cư. Anh Ngọc mong muốn chính quyền và ngành chức năng ở địa phương tạo điều kiện để gia đình anh di dời cơ sở ấp nở gia cầm vào khu quy hoạch chăn nuôi và ấp nở gia cầm tập trung, nhằm đẩy mạnh phát triển sản xuất, hạn chế ô nhiễm môi trường nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới.
Có thể bạn quan tâm

Tôm sú, tôm thẻ chân trắng ở các vùng nuôi tôm của Quảng Ngãi đang được các thương lái nước ngoài đến thu mua và đẩy giá lên cao khiến nhiều người dân đổ xô làm hồ nuôi tôm. Hồ tôm “mọc” lên trong vườn nhà, thậm chí có hộ dỡ nhà lấy mặt bằng làm hồ tôm khiến nước ngầm cạn kiệt, môi trường ô nhiễm.

Quảng Trị có thế mạnh phát triển đàn bò thịt không chỉ ở quy mô nông hộ nuôi dưới 10 con mà còn phát triển thành trang trại lớn để tận dụng nguồn thức ăn sẵn có trong tự nhiên. Hiện tại nguồn bò thịt ở địa phương này không đủ cung cấp cho thị trường.

Theo dự báo, mùa đông năm nay sẽ có nhiều đợt rét đậm, ảnh hưởng đến chăn nuôi và trồng trọt. Để giảm thiệt hại về kinh tế cho bà con nông dân, huyện Hàm Yên (Tuyên Quang) đã xây dựng kế hoạch và chỉ đạo các xã, thị trấn chủ động các biện pháp phòng, chống đói, rét và dịch bệnh cho đàn gia súc.

“Thơm, ngon, ngọt, mềm” là những từ thường được người tiêu dùng dành cho món thịt bò A Lưới. Bất cứ ai có dịp lên A Lưới đều không quên mang vài kg thịt bò về để ăn hoặc làm quà tặng bà con, bạn bè.

Để thích ứng hơn nữa với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu và trình độ kỹ thuật canh tác của tỉnh miền núi Lâm Đồng, Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng vừa bổ sung quy trình sản xuất cà phê bền vững theo phương pháp “3 lần 3” (3 phải, 3 giảm và 3 tăng) để chuyển giao rộng rãi cho người nông dân.