Lâm Đồng Trồng Thử Nghiệm Thành Công Một Loại Rau Rừng Phía Bắc
Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng cho biết, sau hơn một năm trồng thử nghiệm, một loại rau có tên là rau dây hương chủ yếu được phân bổ ở miền núi phía Bắc đã “đứng chân” được trên đất Nam Tây Nguyên - Lâm Đồng.
“Hiện chúng tôi đã có kế hoạch triển khai mô hình trồng rau dây hương dưới tán rừng vì mô hình này khá phù hợp với điều kiện đất đai của Lâm Đồng" - ông Nguyễn Trúc Bồng Sơn, GĐ Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng, cho biết.
Rau dây hương (còn gọi là rau hiến, dây bò khai) có tên khoa học là Erythropalum scandens Blume thuộc họ dây hương (Elythropalaceae), là loài rau đặc sản với thành phần dinh dưỡng cao và từ lâu đã trở thành thức ăn quen thuộc của người dân miền núi phía Bắc (giống như ăn lá non và đọt su su).
Tại Lâm Đồng, bắt đầu từ tháng 8/2012, Trung tâm Khuyến nông đã triển khai mô hình thực nghiệm trồng rau dây hương ở hai huyện Lâm Hà, Lạc Dương và TP Bảo Lộc.
Sau hơn một năm trồng thử nghiệm, cán bộ chuyên môn của Trung tâm cho rằng, dây hương là loại cây (rau) khá phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của Lâm Đồng nên có thể triển khai trồng đại trà. Đây là hướng làm ăn mới cho nhà nông trồng rau đặc sản này dưới tán rừng.
Có thể bạn quan tâm
Tuy nhiên, do phát triển tự phát, tôm sú lại là loài mẫn cảm với thời tiết nên hiệu quả sản xuất giảm dần. Từ năm 2006 trở lại đây, một số đối tượng nuôi mới được đưa vào khảo nghiệm, trong đó cá bống bớp đã dần khẳng định giá trị, tính phù hợp và được coi là đối tượng chủ lực trong nuôi trồng thủy sản của huyện. Đặc biệt mô hình nuôi cá bống bớp thả xen tôm sú cho hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn.
Kể từ ngày 10/02/2015, các cơ sở nuôi trồng thủy sản nhỏ lẻ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và PTNT cần phải thực hiện các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định tại Thông tư số 51/2014/TT-BNNPTN.
Theo Thông tư, việc thực hiện điều tra, khảo sát và tổng hợp số liệu điều tra, khảo sát để xác định chi phí sản xuất, tính giá thành cá tra nguyên liệu thực tế phải dựa trên những nguyên tắc: Trình độ và điều kiện sản xuất; Tính đúng, tính đủ chi phí sản xuất thực tế của các cơ sở nuôi cá tra;
Theo thống kê của Cục thống kê tỉnh Sóc Trăng, giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản 2014 (theo gia hiện hành) của tỉnh là 42.261 tỷ đồng, tăng 9,7% so với năm 2013. Trong đó riêng trong lĩnh vực thủy sản chiếm 35,37% giá trị toàn ngành với tổng diện tích thả nuôi là 68.400 ha, đạt 100,6% kế hoạch trong đó tôm nước lợ là 53.096 ha.
Trong không khí rộn ràng đón mừng xuân mới Ất Mùi, với nhiều câu chuyện vui buồn trong sản xuất - đời sống năm qua, bà con nông dân sẽ không quên bàn luận nhiều vấn đề về nuôi trồng thủy sản và mơ ước có được những vụ tôm nuôi thành công, đạt hiệu quả kinh tế cao trong năm 2015.