Lâm Đồng Sản Xuất Cà Phê 3 Phải, 3 Giảm, 3 Tăng
Trung tâm Khuyến nông tỉnh Lâm Đồng (Sở NN-PTNT) cho biết, tuy đã được nông dân và các doanh nghiệp chuyển mạnh sang sản xuất theo hướng bền vững theo các tiêu chuẩn 4C, Utz… với diện tích khoảng 40.000m2, nhưng năng suất cà phê bình quân cũng như chất lượng cà phê của tỉnh hiện vẫn còn rất thấp so với tiềm năng.
Để nâng cao hiệu quả kinh tế của cây cà phê - loại cây hiện chiếm tới 44% giá trị sản xuất hàng năm của toàn ngành nông nghiệp tỉnh - cùng với thực hiện Chương trình Tái canh cà phê, việc áp dụng biện pháp “3 phải, 3 giảm, 3 tăng” (3 phải: phải sử dụng giống cà phê có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo chất lượng, sạch sâu bệnh; phải trồng cây che bóng cho cà phê; phải thu hoạch khi quả đúng độ chín; 3 giảm: giảm phân bón, giảm nước tưới và giảm thuốc bảo vệ thực vật; 3 tăng: tăng chất lượng, tăng hiệu quả và tăng sức cạnh tranh của sản phẩm cà phê) vào thâm canh cà phê cần được các địa phương quan tâm hơn.
Có thể bạn quan tâm
Từ đầu năm 2015 đến nay, việc xuất khẩu chè Oolong sang thị trường Đài Loan (chiếm 95% thị phần xuất khẩu chè Oolong của Việt Nam) gặp nhiều khó khăn. Đến hiện tại, sản phẩm chè Oolong sản xuất tại Lâm Đồng gần như bị nghẽn hàng, không thể xuất bán như trước đây.
Tính từ đầu năm 2015 đến nay, tổng sản lượng khai thác thủy hải sản trên địa bàn huyện U Minh (Cà Mau) ước đạt 45.200 tấn, đạt 93% kế hoạch đề ra trong năm.
Ngày 8/11,ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Ban nhân dân thôn Đại Phú, xã Tam Hiệp, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam cho biết, tại địa phương vừa xảy ra trường hợp cá chết trắng hồ của một hộ dân, nghi do ô nhiễm nguồn nước.
Nhiều hộ dân ở Tuyên Quang đã "đổi đời" nhờ đầu tư nuôi cá chiên - một loài cá đặc sản, quý hiếm mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Hơn 1 năm nay, Trung tâm Nông nghiệp TP Bảo Lộc (Lâm Đồng) đã triển khai 2 mô hình nuôi thử nghiệm cá Lăng nha. Hiện tại, cá Lăng sinh trưởng và phát triển khá tốt, mở ra triển vọng phát triển loại cá này theo hướng thương phẩm.