Làm Ăn Lớn Trong Nông Nghiệp

Vụ lúa đông xuân 2013 - 2014, ĐBSCL đã mở rộng diện tích “Cánh đồng lớn” lên trên 100.000 héc-ta, tăng 34.000 héc-ta so vụ đông xuân trước, tập trung nhiều nhất tại An Giang và Cần Thơ. “Cánh đồng lớn”, một mô hình sản xuất theo hướng tập trung với sự tham gia mạnh mẽ của doanh nghiệp, đang dần khẳng định hiệu quả thiết thực.
Với việc triển khai thí điểm ở nhiều địa phương cho thấy, khi tham gia mô hình này, đời sống người trồng lúa có những thay đổi rõ rệt. Ở một số nơi trong tỉnh An Giang, mô hình đang từng bước giúp người nông dân thoát nghèo, vươn lên khấm khá.
Ngay trong thời điểm lúa rớt giá từ đầu vụ, nông dân tham gia “Cánh đồng lớn” vẫn cảm thấy an tâm. Một nông dân ở xã Vĩnh Bình (Châu Thành) cho biết, qua mô hình này, chuỗi giá trị được nâng cao, tạo cho hạt gạo có giá trị nhiều hơn, nông dân cũng được lợi nhiều hơn.
Tuy nhiên, việc triển khai “Cánh đồng lớn” vẫn có những bất cập nhất định. Tại một số địa phương như: Trà Vinh, Đồng Tháp, Cần Thơ… có thời điểm lúa rớt giá, doanh nghiệp không chịu thu mua hết sản phẩm của nông dân. Lại có trường hợp khi giá lúa lên, nông dân “bẻ kèo” bán ra bên ngoài, khiến doanh nghiệp gặp khó khăn.
Mặt khác, ở nhiều nơi, do nông dân sản xuất nhỏ, chưa quen liên kết, diện tích đất mỗi hộ ít, trình độ không đồng đều nên khả năng đầu tư, tiếp thu tiến bộ kỹ thuật hạn chế, ghi chép nhật ký đồng ruộng chưa quen, vay vốn cũng còn khó khăn…
Những trường hợp trên không nhiều so với hiệu quả mà “Cánh đồng lớn” mang lại. Mô hình này giúp hạ giá thành sản xuất, tăng năng suất, chất lượng, tiến tới xây dựng thương hiệu để nâng cao giá trị hạt gạo Việt Nam trong khi lợi nhuận của nông dân vẫn đảm bảo.
Điều quan trọng hơn, “Cánh đồng lớn” giúp nông dân và doanh nghiệp gắn bó với nhau một cách chặt chẽ, minh bạch và đảm bảo hài hòa lợi ích. Do đó, Nhà nước cần quan tâm đầu tư nhiều hơn, tăng cường thêm sự hỗ trợ về quy hoạch, tín dụng, chính sách ưu đãi… nhằm nhân rộng mô hình hơn nữa.
Có thể bạn quan tâm

Ông Hoàng Sơn Hải – Chi cục trưởng Chi cục Thú y Đồng Nai cho biết đang tích cực phát động người chăn nuôi, cửa hàng thú y “tẩy chay” chất cấm nhằm tạo niềm tin cho người tiêu dùng.

Tuyên Quang có gần 12.000 ha mặt nước nuôi trồng thủy sản, trong đó có 8000 ha hồ thủy điện Na Hang có thể nuôi cá lồng, bè và nuôi cá eo nghách. Ngoài ra Tuyên Quang còn có hàng trăm km sông, suối chảy qua địa bàn tỉnh có thể tận dụng để phát triển nuôi thủy sản, 698 ha ruộng trũng cấy lúa kém hiệu quả có thể chuyển đổi sang nuôi thủy sản hoặc nuôi 1 vụ lúa, 1 vụ cá

Hội ND tỉnh Quảng Trị cho biết, đến ngày 20.6, 123/141 cơ sở (trên 87% số cơ sở ) hoàn thành Đại hội nhiệm kỳ 2012-2017. 5 huyện, thị (Hải Lăng, Vĩnh Linh, Cam Lộ, Đakrông và thị xã Quảng Trị) 100% cơ sở đã tổ chức đại hội.

Đến thôn Toàn Thắng, xã Bách Thuận (Vũ Thư, Thái Bình), ai cũng biết anh Nguyễn Văn Trọng, bởi anh là chủ vườn có tiếng với nhiều loại cây quý và đẹp.

Trước đây, với 9 sào đất, anh Đồng Chí Nghị ở ấp Bình Tân, xã Xuân Phú (huyện Xuân Lộc) trồng cây ăn quả nhưng hiệu quả kinh tế thấp. Năm 1994, anh quyết định cưa bỏ cây ăn quả để chuyển qua sản xuất rau màu. Do đất đai không bằng phẳng, có khoảnh cao, khoảnh thấp, anh Nghị đã tính toán bố trí cây trồng hợp lý. Với gần 4 sào đất cao được trồng bắp, đậu, 5 sào còn lại nằm vị trí thấp, anh trồng luân canh khổ qua, dưa leo, đậu ve và bắp trắng.