Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Làm Ăn Lớn Trong Nông Nghiệp

Làm Ăn Lớn Trong Nông Nghiệp
Publish date: Thursday. April 3rd, 2014

Vụ lúa đông xuân 2013 - 2014, ĐBSCL đã mở rộng diện tích “Cánh đồng lớn” lên trên 100.000 héc-ta, tăng 34.000 héc-ta so vụ đông xuân trước, tập trung nhiều nhất tại An Giang và Cần Thơ. “Cánh đồng lớn”, một mô hình sản xuất theo hướng tập trung với sự tham gia mạnh mẽ của doanh nghiệp, đang dần khẳng định hiệu quả thiết thực.

Với việc triển khai thí điểm ở nhiều địa phương cho thấy, khi tham gia mô hình này, đời sống người trồng lúa có những thay đổi rõ rệt. Ở một số nơi trong tỉnh An Giang, mô hình đang từng bước giúp người nông dân thoát nghèo, vươn lên khấm khá.

Ngay trong thời điểm lúa rớt giá từ đầu vụ, nông dân tham gia “Cánh đồng lớn” vẫn cảm thấy an tâm. Một nông dân ở xã Vĩnh Bình (Châu Thành) cho biết, qua mô hình này, chuỗi giá trị được nâng cao, tạo cho hạt gạo có giá trị nhiều hơn, nông dân cũng được lợi nhiều hơn.

Tuy nhiên, việc triển khai “Cánh đồng lớn” vẫn có những bất cập nhất định. Tại một số địa phương như: Trà Vinh, Đồng Tháp, Cần Thơ… có thời điểm lúa rớt giá, doanh nghiệp không chịu thu mua hết sản phẩm của nông dân. Lại có trường hợp khi giá lúa lên, nông dân “bẻ kèo” bán ra bên ngoài, khiến doanh nghiệp gặp khó khăn.

Mặt khác, ở nhiều nơi, do nông dân sản xuất nhỏ, chưa quen liên kết, diện tích đất mỗi hộ ít, trình độ không đồng đều nên khả năng đầu tư, tiếp thu tiến bộ kỹ thuật hạn chế, ghi chép nhật ký đồng ruộng chưa quen, vay vốn cũng còn khó khăn…

Những trường hợp trên không nhiều so với hiệu quả mà “Cánh đồng lớn” mang lại. Mô hình này giúp hạ giá thành sản xuất, tăng năng suất, chất lượng, tiến tới xây dựng thương hiệu để nâng cao giá trị hạt gạo Việt Nam trong khi lợi nhuận của nông dân vẫn đảm bảo.

Điều quan trọng hơn, “Cánh đồng lớn” giúp nông dân và doanh nghiệp gắn bó với nhau một cách chặt chẽ, minh bạch và đảm bảo hài hòa lợi ích. Do đó, Nhà nước cần quan tâm đầu tư nhiều hơn, tăng cường thêm sự hỗ trợ về quy hoạch, tín dụng, chính sách ưu đãi… nhằm nhân rộng mô hình hơn nữa.


Related news

Cá Ngừ Đại Dương Vào Chính Vụ Cá Ngừ Đại Dương Vào Chính Vụ

“Tàu cá ra khơi nhiều, việc vận chuyển hàng hóa và người đi ra những con tàu neo đậu xa bến cảng khiến chị em đưa đò có việc làm thường xuyên, ít nhất mỗi ngày cũng kiếm được một vài trăm ngàn”, chi Lê Thị Muội, một người đưa đò ở cảng cá Quy Nhơn, tâm sự.

Friday. November 28th, 2014
Nuôi Cá Chép Lai Nuôi Cá Chép Lai

Mô hình nuôi cá chép lai ở xã Liên Châu (huyện Thanh Oai, Hà Nội) bước đầu triển khai có hiệu quả, song người nuôi vẫn khó khăn về vốn, quỹ đất nuôi trồng thủy sản, nguồn nước...

Saturday. June 28th, 2014
Điện Biên Tăng Cường Quản Lý Chất Lượng Thức Ăn Chăn Nuôi Điện Biên Tăng Cường Quản Lý Chất Lượng Thức Ăn Chăn Nuôi

Hiện nay toàn tỉnh Điện Biên có trên 480.000 con gia súc và đàn gia cầm có trên 3.000.000 con. Thực hiện chủ trương đưa ngành chăn nuôi trở thành mũi nhọn trong phát triển kinh tế nông – lâm nghiệp, xóa đói giảm nghèo, một số địa phương trên địa bàn bước đầu hình thành vùng chăn nuôi tập trung, như: huyện Điện Biên, Tuần Giáo, Tủa Chùa...

Saturday. June 28th, 2014
Nông Dân Lại Lao Đao Nông Dân Lại Lao Đao

Việc các phương tiện thông tin đại chúng tại Đài Loan cho là hàng nông sản Việt Nam nhiễm chất độc hóa học dioxin đã khiến nông dân trong tỉnh bị vạ lây khi mà thương lái vin vào cớ này để kì kèo ép giá...

Friday. November 28th, 2014
"Trâu 30a" Ở Sơn Tây (Quảng Ngãi)

Sau nhiều năm triển khai thực hiện Nghị quyết 30a về giảm nghèo nhanh, bền vững, năm 2013, huyện Sơn Tây (Quảng Ngãi) đã chọn con trâu là con giống hỗ trợ người nghèo. Qua gần một năm chăn thả, đàn trâu 30a đã khẳng định đây là lựa chọn đúng đắn, phù hợp, mở ra hướng giảm nghèo hiệu quả trên địa bàn Sơn Tây.

Saturday. June 28th, 2014