Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Lá Khoai Mì, Lá Dứa... Sang Châu Âu

Lá Khoai Mì, Lá Dứa... Sang Châu Âu
Ngày đăng: 05/03/2012

Những phụ phẩm nông nghiệp tưởng chừng bỏ đi hay ít giá trị như lá khoai mì, lá dứa, lá khoai, lá chuối... đã được một doanh nghiệp ở TP.HCM thu gom và sơ chế sau đó xuất sang EU thu về hàng trăm ngàn USD mỗi năm.

Trong những căn phòng mát mẻ cách biệt với cái nắng chói chang bên ngoài, những công nhân trong bộ quần áo bảo hộ lao động của Công ty TNHH Tân Đông (Q.Thủ Đức, TP.HCM) đang miệt mài phân loại, rửa, cắt, đóng gói... những chiếc lá dứa, củ sen hay trái xoài cát. Ít ai nghĩ những sản phẩm bình thường như vậy chỉ vài ngày nữa sẽ được đóng vào container chuyển sang tận châu Âu đến với người tiêu dùng của Anh, Đức, Pháp, Hà Lan...

Từ lá khoai mì...

Trong số những sản phẩm mà Công ty Tân Đông xuất khẩu, có lẽ sản phẩm lạ nhất là lá khoai mì chế biến làm thực phẩm. Bởi từ trước đến nay người ta trồng khoai mì là để lấy củ, thân cây có thể tận dụng làm giống trồng cho vụ sau nhưng lá khoai mì thì ít ai dùng đến.

“Ban đầu khi chúng tôi hỏi mua lá khoai mì, nhiều người thắc mắc đó là thứ bỏ đi mua về làm gì. Còn khi chở hàng xe lá khoai mì về tập kết tại sân của công ty, người trong phố dò hỏi không lẽ công ty này chuyên... nuôi bò. Vậy mà giờ đây lá khoai mì là một trong những sản phẩm “hot” của công ty chúng tôi” - bà Bạch Ngọc Hà, phó giám đốc Công ty Tân Đông, cho hay.

Để có những gói lá khoai mì đủ tiêu chuẩn xuất khẩu không phải là việc dễ dàng. Đầu tiên phải chọn đúng loại khoai mì ta chứ không phải khoai mì cao sản (khoai mì lai) mà người dân đang trồng nhiều nơi.

“Khoai mì lai có hàm lượng cyanua trong lá cao nên rất khó chế biến và không đủ tiêu chuẩn xuất khẩu, chúng tôi chỉ mua lá khoai mì thường từ vùng Long An để xuất khẩu” - ông Trần Thanh Phú, giám đốc Công ty Tân Đông, nói.

Trước khi thu hoạch củ khoai mì vài ngày, người dân sẽ hái lá bán lại cho công ty. Hiện giá lá khoai mì mà Công ty Tân Đông mua là 3.500 đồng/kg, cao hơn nhiều so với giá bán củ của bà con nông dân.

Lá khoai mì được vận chuyển từ Long An về kho của nhà máy. Tại đây, các công nhân sẽ cắt cuống chỉ giữ lại phần lá rồi rửa sạch, ngâm qua nước muối, xử lý rồi cho vào xay nhỏ, đóng gói khoảng 500 gam/gói rồi cấp đông ở nhiệt độ âm 38oC đến âm 40oC trước khi đóng thùng xuất khẩu. Mỗi lô hàng đều phải lấy mẫu để các phòng thí nghiệm kiểm tra hàm lượng cyanua, nếu đạt mới dám xuất khẩu.

... Đến các loại lá

Tránh chạy theo phong trào

Gần mười năm trong ngành kinh doanh hàng nông sản, ông Phú cho rằng điều quan trọng trong xuất khẩu nông sản là phải ổn định cả về chất lượng lẫn số lượng. “Muốn xuất khẩu được nhiều nông sản phải có định hướng ngay từ khâu trồng trọt chứ không thể theo phong trào. Ớt, dừa năm rồi xuất tốt nhưng năm nay lại rớt giá. Thời gian qua, rau xanh Thái Lan bị cấm tại châu Âu nên số lượng rau quả VN vào thị trường này tăng rất nhanh. Chỉ tiếc nhiều công ty chỉ chạy theo số lượng nên chất lượng không đảm bảo dẫn đến việc thị trường này có nguy cơ bị đóng cửa với các mặt hàng rau của VN” - ông Phú cho biết.

 

Ông Phú kể năm 2009 tình cờ một khách hàng từ châu Âu đang nhập các loại rau thơm, trái cây và bánh đặc sản của VN hỏi mua lá khoai mì. Sau đó tìm hiểu ông mới biết lá khoai mì là một trong những loại thực phẩm ưa thích của người châu Âu gốc Phi. Họ dùng loại lá này để chế biến các món ăn như xúp hoặc thêm vào các món ăn khác.

Từ những lô hàng nhỏ làm thử ban đầu, đến nay mỗi năm Công ty Tân Đông xuất khẩu trên 100 tấn lá khoai mì đã qua chế biến (tương đương 1.000 tấn lá tươi) nhưng vẫn chưa đủ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Không chỉ có lá khoai mì, nhiều loại lá ít giá trị khác của VN như lá dứa, lá chuối, lá dong... cũng được Công ty Tân Đông sơ chế để xuất khẩu sang châu Âu. Năm 2011, chỉ riêng kim ngạch xuất khẩu các loại lá của Tân Đông đạt hơn 150.000 USD.

Hiện nay Công ty Tân Đông đã có trên 100 sản phẩm nông sản và đặc sản của VN xuất khẩu sang châu Âu mỗi năm. Danh mục sản phẩm xuất khẩu của công ty cũng rất đa dạng từ các loại rau củ quả đông lạnh như bắp luộc, chuối sứ, củ năng, củ sen, dừa, gấc, khoai mì, khoai môn, mía, mít nghệ...; các loại bánh thuần Việt như bánh chưng, bánh tét, bánh ít, bánh bò...; rồi đến các loại lá cây truyền thống gồm lá chuối, lá dong, lá dứa, lá khoai lang, lá khoai mì...

Ông Phú giải thích rau quả VN nhìn bên ngoài thì kém so với rau quả Thái Lan vì họ chuyên làm giống lai, thế nhưng đó cũng chính là lợi thế của mình. Do vẫn còn những giống cây bản địa, cộng với điều kiện canh tác nên các loại lá, rau thơm, trái cây... của VN vẫn còn giữ được những hương vị tự nhiên được nhiều người châu Âu lựa chọn.


Có thể bạn quan tâm

Giữ Chất Lượng Cá Tra Giữ Chất Lượng Cá Tra

Từ giữa tháng 9/2014, bắt đầu đăng ký nuôi cá tra và hợp đồng xuất khẩu sản phẩm cá tra, thực hiện Nghị định 36 của Chính phủ, để đưa ngành cá tra vượt qua khủng hoảng.

22/09/2014
Xuất Khẩu Thủy Sản Nhiều Tín Hiệu Vui Xuất Khẩu Thủy Sản Nhiều Tín Hiệu Vui

Theo Cục Quản lý chất lượng Nông lâm thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), mới đây Nga tiếp tục dỡ bỏ lệnh tạm đình chỉ nhập khẩu đối với một số doanh nghiệp thủy sản Việt Nam. Đầu tháng 8/2014, Nga cho phép 7 doanh nghiệp thủy sản Việt Nam xuất khẩu vào thị trường nước này.

22/09/2014
Thực Phẩm “Sạch” Hút Khách Thực Phẩm “Sạch” Hút Khách

Khảo sát tại hệ thống các cửa hàng chuyên bán thực phẩm hữu cơ với các chủng loại sản phẩm không dùng thuốc kháng sinh, phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật tại quận 1, quận 3, quận 7- TP.HCM cho thấy, số lượng thực phẩm sạch phục vụ bữa ăn gia đình cho người tiêu dùng rất phong phú với khoảng 300 sản phẩm từ các loại rau nhiệt đới, rau ôn đới, các loại thịt heo, gà, hải sản…

22/09/2014
Trang Trại Nấm Mèo Quy Mô Lớn Ở Nam Xuân Trang Trại Nấm Mèo Quy Mô Lớn Ở Nam Xuân

Hiện trang trại đang có 16 nhà trồng nấm, với số lượng lên đến 250.000 bịch mỗi đợt. Sau 2 tháng đưa lên giàn chăm sóc, nấm sẽ cho thu hoạch lứa đầu tiên, mỗi bịch thu được khoảng 4-5kg nấm tươi và sau mỗi vụ nấm khoảng 6 tháng, mỗi nhà nấm cho thu hoạch gần 1 tấn nấm khô, trị giá khoảng 120 triệu đồng.

22/09/2014
Sản Xuất Cà Phê Theo Hướng Bền Vững Ở Đắk Mil Sản Xuất Cà Phê Theo Hướng Bền Vững Ở Đắk Mil

Theo Phòng Nông nghiệp-PTNT huyện Đắk Mil thì việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh cây cà phê theo hướng bền vững trên địa bàn huyện đang được xem là một giải pháp lâu dài và hết sức cần thiết. Người dân cũng đã dần tiếp cận được các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

22/09/2014