Kỳ Tích Nông Nghiệp Israel Nuôi Cá Trên Sa Mạc
Dù ngành nông nghiệp chỉ sử dụng 3,7% số nhân lực quốc gia, Israel SX vẫn đảm bảo 95% nhu cầu lương thực, thực phẩm
Trang trại nuôi cá ở Israel
Nông nghiệp là một ngành phát triển cao ở Israel: nước này là nhà xuất khẩu các sản phẩm tươi sống quan trọng, quốc gia hàng đầu thế giới về công nghệ nông nghiệp dù điều kiện tự nhiên không thuận lợi cho SXNN.
Hơn một nửa diện tích Israel là sa mạc, khí hậu không thuận lợi, thiếu nguồn nước. Chỉ 20% diện tích đất của Israel là trồng trọt được tự nhiên (tức không cần phải cải tạo đất hay những tác động nhân tạo). Ngày nay, ngành nông nghiệp chiếm 2,5% GDP và 3,6% kim ngạch xuất khẩu.
Dù ngành nông nghiệp chỉ sử dụng 3,7% số nhân lực quốc gia, Israel SX đảm bảo 95% nhu cầu lương thực, thực phẩm, chỉ nhập ngũ cốc, hạt có dầu, thịt, cà phê, ca cao và đường. Loạt bài này sẽ giới thiệu vài nét về ngành nông nghiệp rất phát triển của Israel.
Vào thời điểm nguồn cá biển bị đe dọa khắp nơi trên thế giới, những người nuôi cá ở Israel đã và đang phát triển những công nghệ nuôi mới, tiên tiến, những phương pháp tạo giống cách mạng hóa cả ngành nuôi trồng thủy sản của nước này.
Lấy nước mặn từ lòng đất
Phải đối mặt với vấn đề khan hiếm nguồn nước trong vùng sinh thái sa mạc, chính phủ Israel đã quyết định tổ chức những kibbutzim (một dạng hợp tác xã trong nông nghiệp) nuôi trồng thủy sản và gần đây là “Dagim”, tức Hiệp hội Những người nuôi cá, để đẩy mạnh một ngành nuôi trồng thủy sản theo hướng đảm bảo sức khỏe, thân thiện với môi trường và mang lại lợi nhuận cao.
Ngày nay, nếu tìm hiểu một chút về ngành công nghiệp nuôi thủy sản đang phát triển mạnh của Israel, bạn dễ dàng nhận thấy ngành này có bề dày lịch sử và có tốc độ phát triển rất nhanh và mang tính ứng dụng cao. Kết quả là những phát minh mới, chất lượng thủy sản được cải thiện, gia tăng kim ngạch và có lẽ quan trọng nhất là đánh giá và xác lập bản đồ sử dụng nguồn nước của Israel, phân định rõ những vùng nước được sử dụng và những hồ chứa dự trữ.
Chuyên gia nuôi trồng thủy sản Yankele Peretz cho hay nhu cầu đối với một số loại cá nước ngọt của Israel, chủ yếu là cá chép, bắt đầu từ hàng chục năm trước. Vào cuối những năm 1930, những người Do Thái ở Đông u mang một số giống cá về Israel và bắt đầu thử nuôi trong ao.
Năm 1939, những cái ao nuôi ở “hợp tác xã” (kibbutz) Nir David, Ma’ayan Affek và Bet HaArava, nơi sông Jordan chảy vào biển Chết, đã gặt hái những thành công đầu tiên. Người nuôi cá nhanh chóng học được cách nuôi và kiểm soát việc sinh sản của cá.
Sau khi Israel giành độc lập năm 1948, nhiều kibbutz bắt đầu nuôi cá theo hình thức trang trại.
“Những cuộc thăm dò địa chất, nguồn nước đã được tiến hành ngay sau ngày độc lập cho thấy vùng hoang mạc và bán hoang mạc Negev cũng như thung lũng Arava có rất nhiều muối và nước nóng chảy ngầm”, tác giả Shmuel Rothbard viết trong nghiên cứu gần đây có tựa đề “Nuôi cá rô phi ở vùng Negev”.
Nóng lòng mở rộng phạm vi sinh sống cho người dân xuống khu vực phía nam vốn bị người Thổ Nhĩ Kỳ và những chính phủ do Anh bổ nhiệm cho là không thể ở được trong thời kỳ trước đó, người Israel đã nỗ lực tìm các phương pháp lấy nước mặn từ lòng đất và bắt đầu xây dựng những hệ thống tái chế nước. Mục tiêu của họ là kết hợp nuôi thủy sản và trồng trọt, tối đa hóa hiệu quả sử dụng nước, cải tạo, vỡ hoang đất từ hoang mạc.
Ngày nay, nhờ vào những nỗ lực ban đầu ấy, “hơn 10 trang trại nuôi cá quy mô cực lớn đã được xây dựng ở nhiều vùng của Negev”, Rothbard viết. Nước từ lòng đất được dẫn vào nuôi cá rồi sau đó được dùng phục vụ tưới tiêu cho hoa màu.
Những hồ nuôi cá giờ đây có khắp Israel, nhiều giống cá mới được giới thiệu. Người Israel nuôi cá chép, rô phi, trắm cỏ, cá đối đầu dẹt (cá đối nục), cá vược, cá mè, cá hồi và một số loài cá cảnh.
Tuy nhiên, không phải ngành nuôi cá của Israel không gặp khó khăn. “Nhiều trang trại ở vùng hồ Galilee bị bỏ hoang khi giá nước tăng cao”, thư ký Hiệp hội Nuôi cá Israel Yossi Yaish nói. “Vùng Galilee có nguồn nước ngọt uống được và không thể dùng nguồn nước quý giá ấy đi nuôi cá”.
Thúc đẩy bảo vệ nguồn nước
Chìa khóa cho thành công của ngành nuôi trồng thủy sản Israel nằm ở việc biết được ở đâu có nguồn nước dồi dào, biết cách tối đa hóa lợi ích của từng giọt nước. Tiến bộ công nghệ quan trọng nhất của nước này trong việc nuôi thủy sản là hiện thực hóa ý muốn nuôi cá bằng nguồn nước dự trữ chiến lược hiếm hoi theo cách thông minh nhất.
“Vì thiếu nước”, Yaish giải thích, “nhiều hồ chứa được xây dựng để lấy nước vào mùa đông và cung cấp nước cho mùa mang vào mùa hè”. Những người nuôi cá đã lanh lẹ tận dụng những hồ chứa này cho việc của mình. Nguồn nước này rất phù hợp với sự sinh trưởng của cá và việc nuôi cá trên hồ nước đã tối đa hóa lợi nhuận, kết hợp được cả chăn nuôi và trồng trọt.
Ông Yaish cho rằng việc nuôi cá như vậy không gây hại cho môi trường và hệ sinh thái. “Bảo vệ môi trường là điều kiện cơ bản đổi với ngành nuôi cá”. Ngành nuôi thủy sản đã thúc đẩy việc ứng dụng các công nghệ xử lý nước khắp Israel cũng như khuyến khích việc bảo tồn nguồn nước.
Hơn nữa, việc chú ý chất lượng cá đã giúp Israel cải thiện chủng loại cá nước ngọt bản địa. “Israel là nước đầu tiên nuôi cá rô phi hoang dã từ sông Jordan. Loài này có khả năng kháng bệnh tốt và tốc độ sinh trưởng cao”, Yaish nói.
Hiện mỗi năm ngành nuôi cá ở Israel SX 20.000 tấn cá. Với giá cả hiện tại khoảng 3,5USD/kg, ngành nuôi cá có doanh thu 70 triệu USD/năm. Người nuôi cá nước này hy vọng sớm chiếm lĩnh thị trường châu u, đa dạng hóa sản phẩm, thậm chí là phát triển du lịch trang trai thủy sản.
Trong khi đó, Hiệp hội Những người nuôi cá Israel đã xây dựng mạng lưới hỗ trợ đối với tất cả những ai muốn tham gia nuôi thủy sản. Hiệp hội làm việc trực tiếp với Bộ Nông nghiệp để giúp đào tạo nghề, kết nối các trang trại và kibbutz.
Chính phủ không hỗ trợ ngành nuôi cá như đối với các ngành trồng trọt và chăn nuôi khác. Giá cá không được ấn định như trứng, gia cầm hay thịt. “Nhà nước trái lại tập trung hỗ trợ thông qua tập huấn, đào tạo, đầu tư nghiên cứu và bảo hiểm thiên tai”, Yaish nói.
Có thể bạn quan tâm
Đài KBS đưa tin, Chính phủ Hàn Quốc đã ra quyết định đánh thuế 513% đối với gạo NK từ nước ngoài, một động thái chuẩn bị cho việc phải mở cửa thị trường gạo vào năm 2015.
Nguyên nhân khiến giá hoa cúc tăng cao và giữ giá ổn định trong thời gian qua được nhiều thương lái giải thích là do loài hoa này đang được nhiều DN thu mua xuất đi nước ngoài với số lượng lớn.
Sau đó anh về làm ăn thử thấy ngon và đem bán trong huyện. Từ đó các hộ nghèo trong khu vực cũng làm theo và có thêm thu nhập khá giả hơn. Bình quân, 4 kg nhái đã lột da rồi thì sau khi phơi khô sẽ còn lại được 1kg. Giá khô nhái hiện nay từ 250.000 đến 300.000đ/kg, vẫn không đủ bán.
Theo Tổng cục Hải quan, trong nửa đầu tháng 9, các doanh nghiệp trong nước đã xuất khẩu được 3.556 tấn hạt tiêu, đạt giá trị 34,081 triệu USD, nâng kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu của cả nước từ đầu năm đến nay lên trên 136.000 tấn, đạt giá trị 1,022 tỷ USD.
20 năm qua, trải qua không ít thăng trầm, nhưng ông Võ Văn Hoàng (ấp Cửu Hòa, xã Thân Cửu Nghĩa, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) vẫn kiên trì, bám trụ và gắn bó với nghề ương, dưỡng cá giống, cá kiểng do sự đam mê cũng như những hiệu quả thiết thực do nghề này mang lại.