Lão Nông Sang Nhật Săn Giống Đậu Bắp

Mong muốn tìm ra được loại giống đậu bắp thuần chủng đạt chuẩn, kháng sâu bệnh, năng suất cao, đáp ứng được thị trường xuất khẩu, lão nông Lê Văn Trung (xã Thành Lợi, huyện Bình Tân, Vĩnh Long) đã sang Nhật và “săn” được giống tốt.
100 hạt giống quý báu
Ông Lê Văn Trung (còn gọi là Tư Trung) hiện nay là Chủ nhiệm Hợp tác xã (HTX) Rau an toàn Thành Lợi, chuyên nhận hợp đồng sản xuất và cung ứng các loại rau, củ, quả an toàn. Mặc dù năm nay mới 48 tuổi đời nhưng ông đã có gần 30 năm trong nghề làm nông.
Ông Tư Trung cho biết: Năm 2006, HTX hợp tác với Công ty Phát triển kinh tế Duyên Hải – TP.HCM, nơi đây cung ứng toàn bộ giống và bao tiêu đầu ra sản phẩm cho nông dân. Hợp tác được 3 năm thì ngừng do có nhiều nguyên nhân. “Điều làm tôi trăn trở nhất lúc đó là cây giống công ty cung ứng cho bà con nông dân không đạt chuẩn, lẫn lộn nhiều hạt sạn khiến cho chất lượng trái không đồng đều. Vì thế tôi nhất quyết bỏ ra một năm để nghiên cứu, tìm tòi nguồn giống thích hợp” – ông Tư Trung nhớ lại.
Năm 2007, ông Tư Trung có cơ may được tháp tùng đoàn lãnh đạo tỉnh Vĩnh Long qua tận xứ sở hoa anh đào (Nhật Bản) để tham quan, học hỏi các mô hình sản xuất nông nghiệp của nước bạn. Ông nhớ lại: “Chuyến đi đó giúp tôi tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm trong quá trình trồng rau hữu cơ, rau an toàn, đặc biệt là đối với giống đậu bắp Nhật. Lần đó, tôi nghiên cứu tìm hiểu kỹ thị trường nội địa nước bạn và mua được 100 hạt giống đậu bắp Nhật đem về Việt Nam”.
Nhân giống xuất khẩu
Sau khi đem được 100 hạt giống về nước, ngoài việc nghiên cứu, học hỏi qua sách vở, ông Tư Trung còn đến Viện Nghiên cứu cây ăn quả Miền Nam để nhờ các nhà khoa học hướng dẫn kỹ thuật ươm giống. Từ 100 hạt giống đậu bắp Nhật, ông ươm tỷ lệ nảy mầm sống đạt 50%. Ông Tư Trung so sánh: “So với đậu bắp thông thường thì giống đậu bắp Nhật với nhiều ưu điểm vượt trội như: Cây phát triển tốt, khả năng kháng sâu bệnh cao, trái dày đẹp đồng đều, nặng, vỏ có màu xanh đậm… Trồng 50 ngày là cho thu hoạch, bình quân mỗi ha cho nâng suất đạt từ 2 – 3 tấn”.
Ông Tư Trung cho hay, hiện có một đối tác ở Singapore đang đặt hàng 1 tấn/ngày và yêu cầu đóng thùng xuất thẳng qua. HTX vừa thử nghiệm thành công về cách bảo quản độ tươi của trái đậu bắp theo yêu cầu của đối tác này và đang chào hàng cho họ.
Ông Chín Đường ở ấp Thành Nhân cho biết: “Hiện 4 công đậu bắp của gia đình tôi đang cho thu hoạch. So với trồng lúa thì 1 công trồng đậu bắp cho thu nhập cao gần gấp 3 lần, bình quân mỗi công đậu bắp cho thu lợi từ 7 – 8 triệu đồng”.
Hiện HTX đang cung ứng giống miễn phí cho bà con nông dân, hợp động bao tiêu toàn bộ sản phẩm đầu ra với giá 7.500 đồng/kg (loại 1); 5.000 đồng/kg (loại 2). Ngoài ra, HTX còn thường xuyên mở các lớp tập huấn, hướng dẫn bà con cách trồng, phòng trừ sâu bệnh, kỹ thuật sử dụng thuốc sinh học bảo đảm độ an toàn.
Thời gian qua, HTX Thành Lợi đã ký hợp đồng bao tiêu cho 3 nhà máy lớn ở Cần Thơ, Hậu Giang và Tiền Giang cung ứng gần 200 tấn đậu bắp để xuất khẩu đi Nhật.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian gần đây, một số đối tượng ngang nhiên vào đìa (hay còn gọi là bờ) nuôi thủy sản của người dân ở khu vực (KV) 4, phường Nhơn Bình, TP Quy Nhơn (Bình Định) bắt trộm cá. Đáng nói, tình trạng này xảy ra trong thời gian dài nhưng cơ quan chức năng chưa có biện pháp ngăn chặn, xử lý triệt để.

Tình hình bệnh trên tôm hùm nuôi ở TX Sông Cầu (Phú Yên) diễn biến rất phức tạp, khiến người nuôi gặp khó khăn. Trong khi đó, hiện là thời điểm xuất bán tôm hùm thịt, nhưng giá tôm xuống thấp làm cho người nuôi ở TX Sông Cầu đã khó lại càng khó khăn hơn…

Đến cuối năm 2015, muốn nuôi cá tra xuất khẩu, ngư dân phải nuôi cá theo tiêu chuẩn VietGAP. Đây là điều kiện bắt buộc mà Nghị định 36/NĐ-CP của Chính phủ quy định. Song, ngư dân trong tỉnh An Giang hiện vẫn “thờ ơ” với quy định này.

Với việc ra đời Hội Chăn nuôi và tiêu thụ gà đồi Sóc Sơn (Hà Nội), nhiều người chăn nuôi gà đồi địa phương đang kỳ vọng về một hướng đi mới có sự liên kết bền chặt để vừa giữ vững thương hiệu, vừa mở rộng đầu ra cho sản phẩm.

Hiện nay ở khu vực ĐBSCL có nhiều mô hình nuôi dê khác nhau tùy điều kiện địa lý, đất đai, môi trường.