Kỹ Thuật Xử Lý Thức Ăn Cho Bò
I- Kỹ Thuật Ủ Rơm Với Urê.
Lợi dụng đặc điểm bộ máy tiêu hóa của trâu, bò có thể chuyến hóa đạm vô cơ của urê thành nguồn đạm cho cơ thể, bà con nông dân nên áp dụng phương pháp ủ rơm với urê rất đơn giản:
- Nguyên liệu gồm: 100kg rơm khô, 100 lít nước sạch; 4kg urê.
- Cho urê hòa tan trong nước rồi dùng bình tưới tưới đều lên rơm khô theo từng lớp, sau đó ủ rơm trong bao ni lông hoặc bể gạch đậy kín.
- Sau 7 ngày lấy dần dần cho bò ăn, tập cho bò ăn 3 – 5 ngày đầu, ăn quen mỗi ngày ăn 5 – 7kg/con.
II. Ủ Chua Thân Ngô Làm Thức Ăn Dự Trữ Cho Bò
Thân ngô sau khi thu hoạch (nhất là ngô thu bắp non) chiếm khối lượng rất lớn. Để tận dụng hiệu quả nguồn phụ phẩm này, bà con ủ chua thân ngô làm nguồn thức ăn dự trữ cho bò.
1. Cách ủ chua thân cây ngô tươi
Để giảm bớt hao hụt, thân ngô tươi (ngô thu bắp non) cắt về phải được đem ủ ngay, sau đó dùng máy cắt thân cây thành từng đoạn nhỏ dài khoảng 2-3cm, rồi trộn phụ gia có thể là 0,5% muối hoặc 5% rỉ mật đường (so với trọng lượng bắp ủ) cho vào bao nilon hút hết không khí (có thể tận dụng máy vắt sữa) và nén chặt, mỗi bao ủ khoảng 10-30kg.
Cây ngô ủ muối thường có màu xanh vàng, chua nồng, còn ủ bằng rỉ mật đường có màu xanh vàng ngả nâu, chua nồng nhẹ có kèm theo mùi ngọt của rỉ đường. Ngoài ra có thể ủ với acid formic (hạn chế được nấm mốc) ngô ủ có màu sắc xanh vàng, chua nồng nhẹ, rất ngon miệng đối với bò.
2. Cách ủ chua thân ngô khô
Quy trình ủ chua thân ngô khô (cây ngô sau thu hoạch bắp để khô ngoài đồng) được thực hiện như sau:
- Cây ngô khô đem cắt nhỏ, độ dài 3-5cm, trộn với phụ gia, có thể 0,5% muối (tỉ lệ muối so với trọng lượng thân ngô), 5% ngô xay hoặc 5% rỉ đường, cho vào túi ủ khoảng 4-5kg/túi.
Cho thân ngô đã cắt vào túi nilon, dùng máy hút hết không khí (sử dụng máy vắt sữa) và cột chặt miệng túi lại bằng dây chun. Bảo quản các túi ủ này không cho tiếp xúc với ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp. Bao phải kê cách mặt đất 20cm. Khi ủ cho thêm bột ngô, rỉ đường để giúp cho sự lên men nhanh hơn, làm sao để pH hạ thấp dưới 4 là tốt nhất cho việc dự trữ ngô ủ.
3.Hiệu quả
Cả hai loại thân ngô khô và tươi ở thời điểm 30 ngày sau ủ, qua phân tích, thành phần dưỡng chất của thân ngô không thay đổi nhiều. Thân ngô khô sau ủ có màu vàng nâu đậm, mùi chua nồng nhẹ trong khi ủ, còn thân bắp tươi cho màu vàng hơi xanh, mùi chua nồng mạnh, thơm rỉ đường.
Sau 45 ngày ủ ngô tươi có độ pH từ 3,9-4,3 thấp hơn so với thân ngô khô (pH=5). Điều đó chứng tỏ cây ngô tươi còn nhiều hàm lượng đường tan nên dễ lên men hơn, độ phân giải chất khô trong dạ cỏ của bò ở ngô tươi cao hơn ngô khô, riêng ủ với rỉ đường có độ phân giải cao nhất.
Với cách ủ chua trong túi nilon, thân ngô được bảo quản khoảng 1 năm, nhưng tốt nhất là cho bò ăn thức ăn ủ trước 9 tháng.
III. Phương pháp xử lý rơm làm thức ăn cho trâu bò
Để chủ động phòng chống đói rét cho trâu bò và tận dụng được nguồn rơm rạ sau khi thu hoạch, người chăn nuôi cần chế biến và dự trữ rơm làm thức ăn cho trâu bò trong vụ đông như sau: Sản phẩm rơm, rạ hàm lượng dinh dưỡng thấp trâu bò không thích ăn. Nhưng đem chế biến sẽ là nguồn thức ăn tốt giầu dinh dưỡng hàm lượng Protein tăng lên gấp 2 lần. Các phương pháp chế biến như sau:
• Phương pháp mềm hóa rơm;
• Phương pháp kiềm hóa rơm;
• pháp ủ urê:
Sử dụng công thức: 100kg rơm khô + 4kg urê + 100 lít nước. Có thể dùng hố ủ nửa chìm như phương pháp ủ chua, hoặc xây bể nổi hoặc ủ trong bao nilon dầy hoặc ủ thành cây rơm xung quanh có ni lông bao phủ kín có dây buộc chặt. Tùy vào lượng rơm cần ủ mà chọn kích thước cho phù hợp. Thông thường chăn nuôi trong nông hộ số lượng trâu, bò ít, sử dụng bao nilon là phù hợp nhất, cách làm như sau: Cân 10kg rơm khô, rải đều lên sân gạch hoặc tấm vải nhựa. Dùng bình ô doa chứa đúng 10 lít nước, cân đúng 0,4kg urê rồi hòa tan vào bình tưới và khuấy, trộn đều đến khi hòa tan hết urê vào nước. Tưới nước đã pha urê vào rơm, cứ 10kg rơm thì tưới 10 lít nước đã hòa với urê, nếu rơm tươi và ướt thì chỉ tưới 6-7 lít nước/10kg rơm, nhưng vẫn hòa đủ 0,4kg urê. Khi tưới xong đảo thật đều để rơm thấm đều urê sau đó dùng tay cuộn từng nắm rơm nhét vào túi nilon (đã lồng ngoài bao tải dứa) chú ý nhét thật chặt. Rồi tiếp tục rải tiếp 10kg rơm, lặp lại các động tác như trên cho đến khi hết rơm thì thôi. Sau khi đầy buộc chặt miệng lại và chuyển sang bao khác. Sau 7 đến 10 ngày ủ, bắt đầu lấy cho trâu, bò ăn. Lúc đầu cho ăn ít khoảng 1-2kg ta phải tập cho trâu bò ăn dần bằng cách trộn lẫn với cỏ tươi, sau 2-3 ngày trâu bò sẽ ăn quen dần và lượng ăn tăng dần lên. Mỗi ngày cho ăn tối đa từ 7-10kg/con. Đây là phương pháp làm cho rơm mềm, có mùi thơm dễ chịu
2. Hiệu quả kinh tế từ rơm ủ
Rơm ủ có hàm lượng chất đạm cao hơn 2 lần so với rơm không chế biến. Trâu bò thích ăn rơm ủ urê kết hợp với chăn thả, trâu bò không bị gầy yếu, đến mùa xuân sẽ cày kéo khoẻ, sinh sản tốt.
Có thể bạn quan tâm
Người nuôi bò phải am tường nhiều việc để bê con có thể mạnh khỏe phát triển ngay từ khi mới sinh ra, đặc biệt là bê cái, “máy in tiền” của người nuôi bò. Những việc nhỏ nhặt tưởng chừng đơn giản nhưng nếu không chú tâm cũng sẽ làm nông dân “lỗ vốn” nếu bê con nhiễm bệnh, không đủ dinh dưỡng phát triển, không cho sữa năng suất cao sau này.
Những ngày nắng, nóng có nhiệt độ lên cao trên dưới 40 độ C, với trâu bò, nhất là ở bò sữa rất dễ mắc chứng bệnh cảm nắng, cảm nóng, nếu không có biện pháp chữa trị kịp thời con vật có thể chết làm thiệt hại kinh tế.
Bò Charolais là một giống bò thịt có nguồn gốc từ vùng Charolles của nước Pháp, đây là một trong số giống lâu đời, có nguồn gốc từ Jurassic và phát triển mạnh ở vùng Charolles, miền Trung nước Pháp.
Bò sữa là loại động vật nhai lại, có dạ dày bốn túi, có khả năng tiêu hóa và sử dụng nhiều loại thức ăn. Nhìn chung, thức ăn dùng nuôi bò sữa đều rẻ tiền, dễ kiếm, đa dạng hơn so với thức ăn nuôi lợn và gia cầm.
Nấm da lông là bệnh thường gặp ở bò sữa và bò nuôi tập trung, đặc biệt là bê sữa một năm tuổi trở lại.