Bệnh thương hàn của bê non
1. Triệu chứng:
Thời gian ủ bệnh từ 2 – 3 ngày. Ăn kém, giảm nhu động dạ cỏ, uống nước nhiều. Sốt cao 41 – 41,70C, có cơn run rẩy.
Ỉa chảy dữ dội; phân lỏng màu xanh vàng hoặc xám vàng, niêm mạc ruột lầy nhầy lẫn máu, mùi tanh khắm. Vật bệnh nằm bệt, rên rỉ do đau bụng; mắt trũng, gầy hốc hác, da nhăn nheo do mất nước; thường chết sau 2 – 6 ngày.
2. Bệnh tích:
- Niêm mạc ruột phù nề, xung huyết và tróc từng mảng, gây chảy máu.
- Chùm hạch ruột sưng, bên trong tụ huyết và xuất huyết
- Thận có xuất huyết lấm tấm, lách xưng nếu như bò bị bệnh thể hiện nhiễm trùng huyết.
3. Dịch tễ học:
- Động vật bị bệnh: bò các lứa tuổi đều mắc bệnh; nhưng bê nghé non từ 2 tuần tuổi đến 2 - 3 tháng bị bệnh nặng chết với tỷ lệ cao.
- Bệnh có thể từ súc vật lây sang người và ngược lại.
- Bệnh lây nhiễm qua đường tiêu hoá: do ăn uống phải vi khuẩn từ thức ăn, nước uống.
- Bệnh xảy ra quanh năm ở các cơ sở chăn nuôi có ô nhiễm mầm bệnh. Thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều từ mùa hè tới mùa thu thường làm cho bê non, nghé non bị bệnh đồng loạt.
4. Điều trị:
- Điều trị sớm bệnh bằng một trong các kháng sinh sau hoặc phối hợp giữa 2 loại kháng sinh:
Enrofloxacin: 20mg/kg thể trọng bò/gnày.
Oxytetracyclin: 20 - 30mg/kg thể trọng bò/ngày.
Colistin: 20mg/kg thể trọng bò/ngày.
- Phối hợp kháng sinh với một trong các Sulfamid sau:
Bisepton: 20mg/kg thể trọng bò/ngày.
Sulfaguanidin: 30mg/kg thể trọng bò/ngày.
Sulfamerazin: 20 mg/kg thể trọng bò/ngày.
- Trợ sức: tiêm Cafein hoặc long não nước; truyền sinh lý mặn ngọt đẳng trương: 1000 – 1500ml/100kg thể trọng/ngày; tiêm Vitamin B1, VitaminC, Vitamin K.
- Sử dụng thuốc giảm nhu động ruột: tiêm Atropin
- Hộ lý: chăm sóc tốt súc vật bệnh; giảm cho ăn chất xơ trong thời gian điều trị bệnh.
5. Phòng bệnh:
- Sử dụng vacxin nhược độc hoặc vacxin chết tiêm phòng nhiễm cho trâu bò theo định kỳ 6 tháng/ lần và cho bê non sau khi đẻ 1 – 2 tháng tuổi.
- Thực hiện vệ sinh thú y: cho bò ăn sạch; uống sạch; chuồng trại và môi trường chăn thả sạch.
- Kiểm dịch nghiêm ngặt khi xuất nhập bò.
Có thể bạn quan tâm
Những năm trở lại đây, phong trào chăn nuôi bò sữa đã và đang trở thành thế mạnh trong chăn nuôi, góp phần thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta. Để mang lại hiệu quả kinh tế cao, bà con nông dân đã áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật, trong đó chăn nuôi bê con bằng sữa bột là một trong những phương pháp mang lại hiệu quả cao, đã và đang được người dân áp dụng phổ biến.
Thân ngô sau khi thu hoạch (nhất là ngô thu bắp non) chiếm khối lượng rất lớn. Để tận dụng hiệu quả nguồn phụ phẩm này, TS. Lê Đăng Đảnh (trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh) đã nghiên cứu thành công việc ủ thân ngô làm nguồn thức ăn dự trữ cho bò.
Bệnh do ấu trùng Cysticercus bovis gây ra , ký sinh ở bò, trâu. Hình thái ấu trùng Cysticercus bovis có hình hạt gạo kích thước 3 - 5,5 mm x 4 - 9 mm màu trắng hay vàng nhạt. Trong có nước trong suốt, một đầu sán bám màng trong. Đầu sán có 4 giác bám, đỉnh đầu không có móc.