Kỹ Thuật Úm Gà Con Giống Tam Hoàng

Là giống có nguồn gốc từ trại giống Gia cầm thành phố Nam Ninh, Trung Quốc đã được cải tiến với những tính năng tốt và được công ty chăn nuôi thú y Vĩnh Long nhập về từ những năm 1990. Gà Tam Hoàng là giống gà thuần hoá, dễ nuôi và lớn nhanh. Đây là loại gà hướng thịt với năng suất cao, chất lượng tuyệt hảo, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.
Úm gà con :
Tất cả dụng cụ chăn nuôi đã được sát trùng trước. Lồng úm có kích thức 1m x 2m úm 100 gà con trong 2 tuần đầu. Sau đó giảm dần theo mật độ.
* Nhiệt độ úm: Dùng 2-3 bóng đèn 75W cho 100 gà con. Ổn định ở 32-35 độ C trong những ngày đầu đồng thời quan sát tình trạng đàn gà để điều chỉnh nhiệt độ. Trong 1-2 ngày đầu thường úm cả ngày lẫn đêm, tuần thứ hai chủ yếu úm vào ban đêm.
* Thức ăn, nước uống :
- Ngày 1 : Gà mới bắt về chỉ cho uống nước
- Ngày 2: cho ăn bắp hoặc tấm xay nhuyễn.
- Ngày 3 : Cho ăn 50% bắp (tấm) + 50% thức ăn hỗn hợp (TAHH). Sau đó cứ mỗi ngày tăng thêm 25% TAHH và giảm bắp (tấm) cho tới khi chuyển sang ăn hoàn toàn TAHH.
Trong tháng thứ 2, 3 có thể dùng kháng sinh 2-3 lần/tháng kết hợp dùng xen kẽ các loại vitamin, electrolytes.
Tuỳ theo thời tiết và điều kiện môi trường của từng nơi mà có thể thay đổi lịch dùng thuốc cho phù hợp.
Đối với bệnh cầu trùng thường gặp ở gà con dưới 2 tháng tuổi, có thể phòng bệnh này bằng các loại thuốc như DOT, Avatec, Sacox, Anticoc....
Có thể bạn quan tâm

Cho gà con ăn men bổ sung prebiotic có thể có tác động tích cực tới sự phát triển của gà và làm tăng khả năng chống lại bệnh nhiễm trùng đường ruột, theo nghiên cứu được tài trợ bởi Hội đồng Nghiên cứu Sinh học và Công nghệ sinh học (BBSRC) và công ty về dinh dưỡng cho vật nuôi Alltech của Anh.

Gà có thể được được hưởng những lợi ích bất ngờ từ sự phát triển của ngành công nghiệp nhiên liệu sinh học, có thể cho gà ăn prôtêin lấy từ men được sử dụng để ủ ethanol sinh học, nhờ một nghiên cứu do Hội đồng Nghiên cứu Khoa học Vật lý và Kỹ thuật (EPSRC) hỗ trợ

Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí mBio® - tạp chí truy cập trực tuyến của Hiệp hội Vi sinh vật, trái ngược với suy nghĩ thông thường của chúng ta rằng tác nhân gây bệnh từ thực phẩm Campylobacter jejuni không phải là một vật hội sinh vô hại ở gà nhưng có thể gây bệnh cho một số giống gia cầm.

Trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Pertanika Journal of Tropical Agricultural Science, một nhóm nghiên cứu cho biết: cả ba chủng thuộc nhóm vi khuẩn lactic Lactobacillus salivarius có khả năng sẽ tồn tại và xâm chiếm đường tiêu hóa của gà.

Bộ lông ảnh hưởng đến nhiệt và bảo vệ da khỏi sự va chạm và xây xát từ những con gà khác. Nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng các chương trình hạn chế thức ăn của vật nuôi được giữ làm giống có thể ảnh hưởng đến sự phát triển mô ở thế hệ đời sau của gà giò.