Trang chủ / Gia súc-Gia cầm / Nuôi gà

Kỹ Thuật Nuôi Gà Ta

Kỹ Thuật Nuôi Gà Ta
Ngày đăng: 31/01/2013

Gà ta là giống gà được nuôi rất phổ biến và cho hiệu quả kinh tế cao. Để việc nuôi gà đạt hiệu quả kinh tế cao. Để việc nuôi đạt hiệu quả và cho năng suất cao, bà con cần nắm rõ các kỹ thuật nuôi.

I. Giống:

- Gà ta ở miền Bắc phổ biến rộng rãi có gà Ri, thịt thơm ngon. Sản lượng trứng năm 80 – 100 quả. Khối lượng trứng 42 – 43g. Gà trưởng thành trống nặng 1,8 – 2,5kg, mái nặng 1,3 – 1,8kg.

- Gà Đông Tảo (Khoái Châu, Hưng Yên): loại gà này cho sản lượng trứng năm 55 – 60 quả, trứng nặng 55 – 57g. Gà trưởng thành trống nặng 3,5 – 4kg, mái nặng 2,5 – 3kg.

- Gà Hồ (Bắc Ninh), gà Mía (Hà Tây), gà Phù Lưu Tế (Mỹ Đức, Hà Tây) có năng suất tương tự gà Đông Tảo. Gà Văn Phú chân chì (Phú Thọ) sản lượng trứng cao hơn gà Đông Tảo, nhưng khả năng cho thịt kém hơn.

Đặc điểm chung của gà ta là thịt thơm ngon, lòng đỏ trứng to (34 – 35% khối lượng trứng) chịu đựng tốt nhưng năng suất thấp.

II. Úm gà

Úm gà là giai đoạn nuôi bộ gà con từ 1 ngày tuổi đến 2 tuần tuổi (mùa hè) và 3 tuần tuổi (mùa đông).

Chuẩn bị:

- Rửa sạch nền chuồng, sát trùng bằng phoóc–môn hoặc Crêzin, Dùng cót tre cao 45cm quây tròn có đường kính 2 – 4m tùy theo số lượng gà định úm. Chất độn trong cót bằng trấu, hoặc rơm khô cắt ngắn 5cm. Tốt nhất là dùng phoi bào rải dày 10 – 15cm.

-Nguồn sưởi cho gà có thể dùng bóng đèn 75 – 100w treo giữa quây cót, cách mặt nền độ 50cm. Trên bóng có chụp đèn bằng tôn hình nón 80cm để giữ nhiệt.

- Nguồn nhiệt sưởi có thể dùng bếp than, bếp trấu, nhưng phải có hệ thống để dẫn khí CO2 ra ngoài phòng. Nếu còn lạnh có thể phủ thêm bao tải trên cót.

III. Mật độ nuôi

Vào mùa thu đông:

- Gà từ 1– 10 ngày tuổi nhốt 40 – 50 con.

- Gà từ 11 – 30 ngày tuổi nhốt 20 – 25 con.

- Gà từ 31 – 45 ngày tuổi nhốt 15 – 20 con.

- Gà từ  46 – 60 ngày tuổi nhốt 12 – 15 con.

Gà dò 10 – 15 con/m2. Gà sinh sản 4 – 5 con/m2

Vào mùa hè nóng nực có thể giảm 10% số lượng gà.

IV. Nhiệt độ sưởi

- Gà từ 1 – 3 tuần nhiệt độ sưởi 30 – 320C;

- Gà từ 3 – 6 tuần nhiệt độ sưởi 25 – 2 0C;

- Gà từ 6 – 8 tuần nhiệt độ sưởi 20 – 220C;

- Sau 8 tuần nhiệt độ thích hợp là 18 – 200C. Ở giai đoạn này, thường xuyên quan sát đàn gà, nếu gà tụm lại xung quanh nguồn nhiệt, kêu chiêm chiếp không ăn là thiếu nhiệt. Gà tản xa nguồn nhiệt, nằm bẹp, há miệng thở là thừa nhiệt, nóng quá. Gà chụm vào 1 góc thì phải quan sát có gió lùa vào phòng hay không. Gà đi lại nhanh nhẹn, ăn uống bình thường là nhiệt thích hợp. Điều chỉnh nhiệt bằng cách giảm cường độ bóng điện hoặc nâng, hạ bóng điện lên xuống.

V. Độ ẩm và ánh sáng

Độ ẩm: Độ ẩm thích hợp là 60 – 65%. Nếu chất độn chuồng bị ướt phải thay ngay.

Dùng bóng điện treo cao cách nền chuồng 2,5m với cường độ ánh sáng tùy theo tuổi gà như sau:Tuổi: 1 – 20 ngày: Cường độ điện 5w/m2; gà 21 – 40 ngày tuổi: cường độ điện 3w/m2; gà 41 – 66 ngày tuổi; cường độ điện 1,4w/m2. Thời gian chiếu sáng: 1 – 2 tuần đầu chiếu 24/24 giờ, sau đó cứ mỗi tuần giảm 20 – 30 phút.

Nước ta thuộc miền nhiệt đới, về mùa hè gà có thể tận dụng ánh sáng thiên nhiên. Mùa đông âm u, đêm dài ngày ngắn nên bổ sung thêm ánh sáng trong chuồng để gà đẻ sớm và đẻ rộ.

VI.Thức ăn:

Lượng thức ăn một ngày đêm:

- Gà từ 1 – 10 ngày tuổi cho ăn 6 – 10g/1 con;

- Gà từ 11 – 30 ngày tuổi cho ăn 15 – 20g;

 - Gà từ 31 – 60 ngày tuổi cho ăn 30 – 40g;

- Gà dò 61 – 150 ngày cho ăn từ 45 – 80g.

- Gà sinh sản: Gà mái 100g/1 con, gà trống 110g.

- Số bữa ăn đối với gà con là 6 bữa/một ngày đêm, gà dò và gà mái sinh sản 2 –3 bữa/ngày đêm.

Gà ta thường nuôi thả hoặc bán chăn thả. Nếu vườn thả rộng, dồi dào thức ăn (rau, cỏ, giun, dế, cào cào...) thì nên bớt lượng thức ăn tinh cho ăn thêm để có hiệu quả kinh tế cao. Quan sát diều gà buổi chiều trước lúc vào chuồng để biết gà no, đói, cần cho ăn thêm nhiều hay ít và chú ý phòng bệnh cho gà.


Có thể bạn quan tâm

Biện pháp phòng chống dịch cúm gia cầm Biện pháp phòng chống dịch cúm gia cầm

Bệnh cúm gia cầm do virus gây ra. Đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây lan nhanh, tỷ lệ chết rất cao (100%), gây thiệt hại lớn về kinh tế. Các loài gia cầm: Gà, vịt, ngan, ngỗng, gà tây, chim cút, bồ câu, đà điểu, các loài chim hoang dã đều có thể mắc bệnh. Bệnh có thể lây sang người và một số động vật khác.

29/02/2016
Kỹ thuật chọn giống gà địa phương Kỹ thuật chọn giống gà địa phương

Kỹ thuật chọn giống gà địa phương

29/02/2016
Nuôi dưỡng và chăm sóc gà đẻ Nuôi dưỡng và chăm sóc gà đẻ

Theo các chuyên gia ngành gia cầm, để nuôi gà đẻ trứng đạt năng suất trứng cao, chất lượng tốt, cho hiệu quả cao người chăn nuôi cần quan tâm một số yếu tố cơ bản sau đây:

01/03/2016
Nuôi dưỡng và chăm sóc gà hậu bị Nuôi dưỡng và chăm sóc gà hậu bị

Giai đoạn gà hậu bị từ 1 ngày tuổi đến 18 - 20 tuần tuổi là giai đoạn quan trọng nhất chuẩn bị cho đàn gà sinh sản phát triển tốt và khả năng sinh sản cao. Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc gà trong thời gian từ lúc mới nở đến khi đẻ trứng quyết định tuổi đẻ trứng đầu, số trứng đẻ ra và trọng lượng trứng…

01/03/2016
Cách thức nuôi dưỡng và chăm sóc gà đẻ (ở giai đoạn từ 21 tuần tuổi trở đi) Cách thức nuôi dưỡng và chăm sóc gà đẻ (ở giai đoạn từ 21 tuần tuổi trở đi)

Với nhu cầu sử dụng trứng gà nhiều như hiện nay, việc làm kinh tế từ chăn nuôi gà đẻ cũng là một cách thức giúp bà con cải thiện được thu nhập và kinh tế của gia đình.

01/03/2016