Kỹ Thuật Trồng Tỏi Tây
Xin giới thiệu với bà con kỹ thuật trồng tỏi tây.
Nguồn gốc và đặc điểm sinh học tương tự như tỏi ta. Tỏi tây là cây ưa khí hậu mát và là cây chịu lạnh. Nhiệt độ cần thiết để cây sinh trưởng và phát triển là 18-20 0C. Nhiệt độ cần thiết cho quá trình tạo củ là 20-22 0C
Tỏi thuộc nhóm cây ưa ánh sáng dài ngày. Số giờ nắng 12-13 giờ/ngày kích thích cây hình thành củ sớm. Tuy nhiên, đối với những giống được tạo ra trong điều kiện ánh sáng ngày ngắn hoặc trung bình, thì tỏi phát triển thích hợp trong điều kiện có chế độ ánh sáng tương tự nơi chúng được tạo ra.
Tùy theo giai đoạn sinh trưởng mà cây tỏi có yêu cầu khác nhau đối với độ ẩm. Để phát triển thân lá cây cần độ ẩm đất là 70-80%, để phát triển củ tỏi cần độ ẩm đất là 60%. Thiếu nước cây phát triển kém, củ nhỏ. Ngược lại nếu thừa nước, cây dễ bị các loại bệnh như thối ướt, thối nhũn và làm cho củ dễ bị hỏng trong khi cất giữ.
Đất trồng tỏi phải là đất thịt nhẹ, tơi xốp, giàu mùn. Độ pH thích hợp là 6,0 – 6,5.
Tỏi tây có thời gian sinh trưởng dài 6-8 tháng. Thông thường tỏi tây được gieo bằng hạt, nhổ cây con đem trồng. Cũng có thể dùng nhánh (gọi là tỏi dẻ) để trồng.
Kỹ thuật trồng:
- Giống: Trong sản xuất, giống tỏi lùn là tốt nhất. Giống này có đoạn thân từ cổ rễ đến phần lá dài 10-15 cm, đường kính thân 3-4 cm, lá rộng 4-5 cm. Lá hình lưỡi mác.
Sau khi gieo 10-15 ngày thì mọc.
Phần thân có màu trắng.
- Gieo hạt: Gieo trong tháng 3. Lượng hạt giống gieo là 2 g/m2. Khi cây mọc, cần có mái che, bảo vệ cho cây con qua mùa hè. Đến tháng 8-9 nhổ cây con đem cấy ra ruộng. Thu hoạch các tháng 10-11.
Có thể tỉa nhánh cây con, cấy trong tháng 3 và thu hoạch vào tháng 6.
- Đất trồng: Đất trồng tỏi tây cần thoát nước, thoáng, có độ phì nhiêu cao.
Sau khi làm đất kỹ, cần lên luống cao.
Bón lót: phân chuồng, phân hữu cơ hoai mục với 15-20 tấn/ha.
- Trồng và chăm sóc: Tỏi tây được trồng với khoảng cách 20 x 15 cm. Khi cây to bằng chiếc bút chì thì nhổ lên, cắt bớt một ít rễ và ngọn rồi đem trồng lên luống với mức sâu 5-8 cm. Sau khi trồng tưới nước giữ ẩm đều.
Bón phân thúc bằng nước giải pha loãng 30% hoặc phân đạm hòa vào nước. Trong suốt thời gian từ lúc trồng đến khi thu hoạch bón thúc 3-5 lần.
Thường xuyên xới xáo đất mặt, nhổ cỏ dại.
Chú ý phòng trừ bệnh phấn trắng và sâu khoang.
- Thu hoạch: Tỏi tây thường dùng để ăn tươi cho nên sau khi trồng trên 100 ngày thì nhỏ tỉa dần để ăn. Thường tỉa 3-4 lần, các lần tỉa cách nhau 3-5 ngày.
Nếu trồng thuần, năng suất trung bình là 25-30 tấn/ha. Trồng xen với các loại rau khác, năng suất trung bình 10-15 tấn/ha
- Sâu bệnh: sâu bệnh hại các loại tỏi giống như sâu bệnh hại hành
Có thể bạn quan tâm
Tỏi cần độ ẩm 70 - 80% giai đoạn phát triển thân lá nhưng giai đoạn củ lớn nhu cầu nước giảm (60% là thích hợp). Vì thế không nên tưới thừa nước giai đoạn củ
Kỹ thuật trồng cây tỏi trên sân thượng chỉ cần để ý một chút tới khâu chọn giống, làm đất và phòng bệnh thì chắc chắn bạn sẽ có một vườn tỏi như ý muốn.
Ngoài là gia vị hàng ngày trong mỗi bữa ăn, tỏi còn có tác dụng điều trị ung thư, chữa cảm cúm, thấp khớp, trị mụn, đuổi muỗi, kích thích hưng phấn tình dục…
Trồng tỏi theo quy trình sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) đã giúp nông dân bảo vệ sức khỏe và môi trường, góp phần nâng cao giá trị và truy xuất nguồn gốc
Mô hình trồng thí điểm 1ha tỏi voi Nhật Bản (sử dụng hoàn toàn phân hữu cơ sản xuất từ Nhật Bản) tại xã Đức Minh, huyện Mộ Đức (Quảng Ngãi).