Kỹ thuật trồng sơ ri sai trĩu quả
Tại tỉnh Tiền Giang, sơ ri là 1 trong 7 loại trái cây chủ lực có lợi thế cạnh tranh của địa phương.
Không những thế, qua nhiều năm canh tác, nông dân Tiền Giang đã so sánh được việc trồng loại cây này với lúa.
Theo đó, mỗi vụ canh tác, họ thu lợi nhuận cao gấp 5 lần trồng lúa.
Với đặc tính thích nghi trong điều kiện môi trường khô hạn, ngập úng, nước mặn, đất nghèo chất dinh dưỡng, cây sơ ri cũng đã chiếm một diện tích lớn trên vùng đất Bình Phú (Bến Tre).
Theo các nông dân tại địa phương, người trồng sơ ri chỉ hơn nhau ở phương pháp xử lý cho cây ra hoa thu hoạch trái vụ để hạn chế thu hoạch đồng loạt chính vụ sẽ bị rớt giá.
Để làm được điều này, người trồng sơ ri phải quan tâm đến việc tỉa cành ngay sau khi kết thúc vụ thu hoạch để tạo thông thoáng và tiếp nhận đủ ánh sáng.
Mỗi cây sơ ri bón 300gram phân NPK 16-16-8.
Phân bón lá F.Bo phun đều lên tán cây.
Khoảng 10 ngày sau, cây ra hoa đồng loạt và khi nở rộ pha mỗi gói GA1 vào bình 8 lít nước phun giúp cho việc đậu trái.
Ngoài ra, để cây ra hoa sớm vào đầu mùa mưa, tưới nước ướt đẫm lên cây và dùng phân bón lá RA HOA C.A.T+F.Bo phun đều tán cây 2 lần, mỗi lần cách nhau 5 ngày.
Cây sẽ ra hoa sớm và đồng loạt hơn vụ chính 15 ngày.
Nếu muốn cây ra hoa trễ vụ, khi hoa nở rộ vào đầu mùa mưa, tiến hành làm rụng hoa bằng cách: pha 150 gram phân urê vào bình 8 lít nước để phun lên cây.
Hoa rụng xong, bón cho cây một đợt phân và phun phân bón lá RA HOA C.A.T+Fbo lên tán cây 2 lần, mỗi lần cách 7 ngày.
Cây ra hoa đồng loạt và trễ hơn so với không xử lý 15 ngày.
Theo cách làm của nhà anh Trần Văn Hữu (Bến Tre), trên diện tích đất trồng sơ ri, anh chia thành 3 khu vực, không xử lý cùng một lúc để tiện lợi thu hoạch trái.
Khu thứ nhất xử lý cho cây ra hoa, thu hoạch trái tự nhiên.
Khu II xử lý cho cây ra hoa, thu hoạch trái trễ hơn khu I là 10 ngày.
Và khu III xử lý cho cây ra hoa, thu hoạch trái trễ hơn khu I là 20 ngày.
Với diện tích 1.000 m2, anh trồng 40 cây sơ ri.
Cây trồng bước vào năm tuổi thứ 3, tán sum sê cho trái ổn định, năng suất từ 25 kg/cây trở lên.
Có thể bạn quan tâm
Với đặc tính thích nghi trong điều kiện môi trường khô hạn, ngập úng, nước mặn, đất nghèo chất dinh dưỡng, cây sơ ri đã chiếm một diện tích lớn trên vùng đất Bình Phú (TP.Bến Tre). Và cũng là nơi có diện tích đất trồng sơ ri nhiều nhất ở Bến Tre.
Tỉnh Tiền Giang xác định sơ ri Gò Công là một trong 7 chủng loại trái cây chủ lực có lợi thế cạnh tranh của địa phương. Hiện diện tích vùng chuyên canh đạt gần 300 ha cho sản lượng mỗi năm trên 6.000 tấn quả. Trong 5 năm tới (2010 - 2015), địa phương có kế hoạch mở rộng vùng chuyên canh lên 2.000 ha tập trung tại các địa bàn trọng điểm
Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam (SOFRI) đang hỗ trợ tỉnh Tiền Giang triển khai biện pháp “Quản lý tổng hợp IPM và áp dụng quy trình IPM đồng bộ trên diện rộng bằng chế phẩm SOFRI PROTEIN 10DD (do SOFRI nghiên cứu, SX), kết hợp với một số loại thuốc sinh học khác nhằm giảm thiệt hại do ruồi đục quả và các loại côn trùng gây hại khác trên cây sơ ri chuyên canh vùng duyên hải Gò Công”.