Kỹ Thuật Trồng Lúa - Phòng Trừ Cỏ Dại

(Viện lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long)
- Cỏ dại làm giảm năng suất lúa và phẩm chất hạt gạo. Ðối tượng phòng trừ thường gặp là cỏ gạo (lồng vực), lác mỡ (cỏ cháo), cỏ đuôi phụng, cỏ xà bông, cỏ chác, cỏ năng, lác rận
- Ngăn ngừa cỏ phát triển bằng cách sử dụng giống lúa không lẫn cỏ, làm đất kỹ, san bằng mặt ruộng, giữ nước không để khô hạn.- Nhổ cỏ bằng tay vào 2 thời kỳ 15 và 30 ngày sau khi sạ cấy.
- Sử dụng thuốc hóa học là biện pháp có hiệu quả để diệt cỏ dại. Có thể sử dụng các loại thuốc như Anco 720DD (2,4D) để diệt cỏ lá rộng nhóm chác, lác; Butanil 55EC để diệt cỏ lồng vực, đuôi phụng, cỏ chác, cỏ lác, cỏ xà bông; Meco 60ND diệt cỏ tiền nảy mầm, đặc biệt là cỏ chác, lồng vực, lác mỡ (cỏ cháo); Saviour 10W diệt cỏ lồng vực, lác, chác, cỏ lá rộng và đặc biệt là rong nhớt; Sofit 300ND diệt cỏ tiền nảy mầm đặc biệt là cỏ lồng vực và đuôi phụng.
- Ngoài việc áp dụng đồng bộ các biện pháp trên, luân phiên sử dụng hóa chất diệt cỏ bao gồm: Sofit 300EC, Meco 60EC, Vigor 33EC, Sirius 10WP, Nominee 10SC, Tiller-s, Ronstar 25EC, OK 720DD, Facet 25SC, v.v.
Related news

Chăm bón lúa xuân 2022 ở phía Bắc bằng phân đa yếu tố NPK Văn Điển là biện pháp nâng cao giá trị nông sản và hiệu quả kinh tế.

Trước diễn biến rét đậm, rét hại kéo dài, ngành chức năng khuyến cáo nông dân cần tuân thủ chặt chẽ các biện pháp nhằm bảo vệ mạ, lúa mới gieo cấy vụ đông xuân.

Bệnh khô vằn là một trong những dịch hại khá nguy hiểm, làm ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng lúa gạo nếu không phòng trừ kịp thời.

Mưa, triều cường đã khiến một số diện tích lúa Thu Đông bị đổ ngã, làm giảm năng suất 10- 15%. Để đảm bảo năng suất, chất lượng vụ lúa

Muỗi hành (sâu năn) gây hại ở nhiều nước trồng lúa ở châu Á. Thất thoát năng suất do muỗi hành có thể đến 30 - 40%.