Kỹ Thuật Trồng Giống Ngô Lai Siêu Ngọt Sugar 75 Của Mỹ

Giống ngô lai Sugar 75 có sức sinh trưởng khoẻ, phát triển nhanh, thời gian thu hoạch sớm, có thể trồng nhiều vụ trong năm, cho bắp to, tỉ lệ đóng bắp cao, chắc, đều hạt. Hạt có hàm lượng đường cao, phù hợp cho ăn tươi, làm nguyên liệu chế biến thực phẩm đóng hộp.
Kỹ thuật trồng:
- Thời vụ: giống ngô này có thể trồng được quanh năm nhưng tránh thời gian ngô trổ cờ, phun râu khi gặp nhiệt độ cao (trên 32oC). Trồng vào mùa mưa nên chọn chân đất cao, dễ thoát nước.
- Đất trồng: đất trồng ngô ngọt lai F1 Sugar 75 phải cách li không gian ít nhất 300m so với các ruộng trồng ngô giống khác, cách li thời gian bắt đầu trổ cờ với ruộng khác giống ít nhất 15 ngày để hạn chế sự giao phấn tự do.
- Khoảng cách trồng: mật độ trồng khoảng 1.500 cây/sào. Cây cách cây 20-25cm, hàng cách hàng 70cm. Nên ngâm ủ hạt giống cho nảy mầm rồi gieo mỗi lỗ 1 hạt và gieo thêm vào bầu khoảng 10-15% để dự phòng trồng dặm.
- Bón phân: lượng phân bón tuỳ thuộc loại đất. Bón cho 1 sào: (500-700kg) phân chuồng hoai mục + 20kg urê+ 30kg supe lân + 13kg kali. Nơi nào đất có độ pH thấp bón thêm 30kg vôi bột để khử chua.
- Bón lót toàn bộ phân chuồng, lân và vôi trước khi gieo. Vụ đông, trên đất lúa nên giữ lại 1/2 lượng phân lân để tưới lúc ngô xuất hiện hiện tượng lá huyết dụ. Ở lần 1 nên cuốc thành rãnh cách hàng ngô 5-10cm, sâu 5cm, rải phân đều rồi lấp lại. Lượng phân còn lại chia làm 2 lần để bón thúc.
- Bón thúc lần 1 khi ngô có 3-4 lá (bón 1/2 đạm + 1/2 kali), bón thúc lần 2 khi ngô có 7-9 lá, toàn bộ số phân còn lại.
- Tưới nước: tuỳ theo cách tưới, độ ẩm của đất, thời vụ mà có chế độ tưới phù hợp. Nên tưới đủ nước vào thời kỳ cây đang lớn, trổ cờ và nuôi bắp.
- Tỉa trái: trước khi bắp trổ cờ, phun râu, cần thiết phải tỉa chồi triệt để (100%) vào khoảng 3 tuần trước khi gieo. Trên mỗi cây chỉ để lại 2 bắp. Những cây sinh trưởng kém nên tỉa bớt bắp nhỏ, chỉ giữ lại mỗi cây 1 bắp.
Có thể bạn quan tâm

Tháng 10 hằng năm là vụ thu hoạch ngô lớn của nhiều tỉnh phía Bắc. Để giảm tổn thất và duy trì chất lượng sản phẩm thì công đoạn bảo quản sau thu hoạch rất quan trọng. Bà con có thể tham khảo một số cách bảo quản như sau:

Trong vụ hè thu và vụ ngô đông vừa qua, theo báo cáo của Chi cục Bảo vệ thực vật ở 26 tỉnh trồng ngô, đã phát hiện bệnh lùn sọc đen hại ngô tại 16 tỉnh, chủ yếu tập trung tại các tỉnh phía Bắc như: Nghệ An, Lai Châu, Nam Định, Ninh Bình, Bắc Kạn... Đây là loại bệnh đầu tiên xuất hiện ở nhiều địa phương nên nhiều người trồng ngô không biết là bệnh gì. Tại Nam Định, Nghệ An nông dân thấy cây ngô có triệu chứng xoăn lùn, còi cọc trên các ruộng trồng ngô vụ đông và họ gọi đó là bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá. Tỷ lệ nhiễm bệnh này có nơi chiếm 20-30% trong tổng số cây trên ruộng, nơi cao nhất có số cây bị nhiễm đến 70% và xảy ra chủ yếu trên cây ngô lai.

Sau khi thu hoạch, ngô cần được bảo quản đúng kỹ thuật, nếu không, công sức lao động của bà con trong suốt cả vụ sẽ bị bỏ phí. Với đặc điểm khí hậu nóng ẩm của nước ta, thì nên kết hợp bảo quản khô-kín là tốt nhất.

Giới thiệu chung về cây ngô lai: Sau những năm 90, cây ngô lai được trồng phổ biến ở nước ta với diện tích ngày một tăng, hiện nay chiếm khoảng 60-65% diện tích trồng ngô. Các giống ngô lai có dạng cây đồng đều, khả năng cho năng suất cao, song đòi hỏi thâm canh cao. Hạt của ngô lai không để giống được cho vụ sau mà phải mua mỗi khi gieo trồng và giá khá cao. Một số giống ngô lai đang được trồng phổ biến

Đặc tính : - Ngắn ngày - Năng suất cao. - Hạt màu cam, Bắp đá. - Chống chịu sâu bệnh tốt. - Thân to, cứng chắc, rễ nhiều, ăn sâu.