Phòng Trừ Sâu Đục Thân Cây Ngô
Sâu đục thân cây ngô có tên kkoa học là Ostrinia nubilalis, là loại sâu hại rất phổ biến trên ngô. Ngoài ra, chúng còn sống và đục thân trên các loại cây khác như cao lương, kê, bông vải, đay và một số cây thuộc họ hòa thảo khác. ở nước ta, sâu đục thân ngô thường gây hại nặng ở nhiều vùng và trong mọi mùa vụ.
Ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, sâu phá hại ngô thường tập trung vào các tháng mùa mưa do độ ẩm cao. Ruộng ngô bị sâu đục thân nặng làm số cây bị hại có khi lên đến 80-90%, dẫn đến năng suất bị giảm sút. Sâu đục thân gây hại ngô chủ yếu ở giai đoạn ngô bắt đầu trổ cờ cho đến khi thu hoạch làm cho cây suy yếu, còi cọc, hạt lép khiến năng suất giảm.
Thành trùng cái của loài sâu này dài 10-15mm, sải cánh rộng 30mm, cánh trước màu vàng nhạt. Con trưởng thành đực nhỏ hơn, màu nâu đến nâu vàng. Chúng hoạt động về đêm, ban ngày thường ẩn nấp trong bẹ lá hay nõn lá non. Con cái đẻ trứng thành từng ổ ở mặt sau của những lá bánh tẻ gần gân chính, mỗi ổ có vài chục trứng, đôi khi lên đến hàng trăm trứng. Một con cái có thể đẻ hàng ngàn trứng, khi mới đẻ, trứng có màu trắng sữa.
Sau khi đẻ một tuần thì trứng nở. Khi còn nhỏ, sâu non cắn nõn lá ngô hay cuống hoa đực, khi lá mở ra sẽ thấy trên lá có những lỗ thủng thẳng hàng, nếu bị hại nặng có thể làm rách lá. Khi sâu lớn sẽ chui vào thân cây và ăn phần mô mềm trong thân, thải phân ra ngoài khiến thân cây bị rỗng. Quan sát trên cây ngô sẽ thấy nhiều lỗ thủng do sâu chui vào kèm theo là nhiều cục phân sâu thải ra bám quanh lỗ thủng. Khi gần hóa nhộng sâu dài tới 30mm, chúng hóa nhộng, ở trong đường đục trong thân cây hoặc trong bẹ lá, lõi bắp, lá bao.
Biện pháp phòng trừ
Không nên trồng nhiều vụ ngô liên tục trong năm để cắt đứt vòng đời của sâu. Không trồng ngô với những cây ký chủ khác như kê, cao lương, đay trên một cánh đồng. Tốt nhất, nên luân canh cây trồng giữa ngô và các loài cây khác như lúa nước, các loại rau để cắt đứt nguồn thức ăn liên tục của sâu trên đồng ruộng.
Biện pháp luân canh cây trồng thường đem lại hiệu quả rất cao trong quản lý sâu bệnh. Vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ trước và sau khi trồng. Thân cây ngô sau khi thu hoạch có thể sử dụng cho trâu bò hoặc thu gom lại đốt càng sớm càng tốt nhằm diệt sâu non trong thân ngô, giảm áp lực sâu cho vụ sau.
Khi thấy có triệu chứng sâu non trên lá, nõn cây cần phải diệt ngay trước khi chúng chui vào trong thân. Có thể sử dụng các loại thuốc để phun như Padan 95SP, Regent 5SC; Viphensa 50ND; Phetho 50ND, Forsan 50EC/60EC, Diazol 60EC... hoặc sử dụng thuốc hạt bỏ vào loa kèn như Basudin 10H, Padan 4G; Vibasu 10H, Regent 0,2G , thuốc sẽ lưu dẫn vào trong thân để diệt sâu.
Có thể bạn quan tâm
Trong những tháng đầu năm, do điều kiện thời tiết diễn biến không thuận lợi, sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm khá cao, một số nơi bị ô nhiễm nguồn nước nên tình hình tôm nuôi của bà con trên địa bàn huyện Giá Rai gặp nhiều khó khăn. Qua kiểm tra thực tế của các ngành chức năng cho thấy, hiện có 86ha tôm nuôi theo mô hình kết hợp bắt đầu xuất hiện tôm nuôi chết rải rác ở một số nơi, chủ yếu tập trung ở thị trấn Giá Rai và xã Tân Thạnh.
Vụ ngô đông năm nay ở tỉnh ta thời vụ rất khẩn trương, do vụ mùa gieo cấy muộn nên đa số diện tích ngô đông phải trồng sang tháng 10 nên ảnh hưởng lớn đến năng suất. Để đảm bảo năng suất ngô ngoài việc chọn những giống có thời gian sinh trưởng ngắn dưới 100 ngày để trồng, bà con có thể làm ngô bầu đúng kỹ thuật, rút ngắn thời gian sinh trưởng của ngô 6-8 ngày.
Thời gian gần đây bà con nông dân trồng bắp trên các vùng chuyên canh đang đối mặt với bệnh bạch tạng gây hại khá nghiêm trọng trên cây bắp, nhiều nông dân buộc phải nhổ bỏ hoặc gieo trồng cây khác, nếu cố gắng dùng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) để phòng trừ thì cũng không đạt được hiệu quả.
Thời gian qua, nhiều nông dân trồng ngô trên cả nước phản hồi về việc cây ngô sau khi trổ cờ phun râu có hiện tượng kết hạt kém, ra trái chìa ảnh hưởng đến năng suất khiến bà con lo lắng.
Bệnh bạch tạng được gọi với nhiều tên khác nhau như: Mốc sương, Java downy mildew. Bệnh gây hại khá phổ biến trên ngô từ trung du cho đến đồng bằng. Trong năm, bệnh gây hại tập trung trong khoảng tháng 10 đến tháng 2, 3 dương lịch. Do nhiệt độ thấp về đêm, sáng có sương mù, ẩm độ cao.