Kỹ thuật trồng dưa lưới trên sân thượng cho quả sai, ít sâu bệnh
Dưa lưới là loại trái cây được rất nhiều người ưa chuộng. Ngoài ra, loại dưa này còn có giá trị dinh dưỡng cao và nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe như phòng chống ung thư, tốt cho hệ tiêu hóa, tim mạch, làm đẹp, giảm stress…
Loại dưa này bán ở thị trường với giá khá "chát".
1. Chuẩn bị dụng cụ trồng, đất trồng và hạt giống
Dụng cụ trồng
Bạn có thể tận dụng bao nion, bao xi măng, chậu, khay, thùng xốp có sẵn trong nhà hoặc mảnh đất trống trong vườn để trồng dưa lưới. Lưu ý: Dưới đáy khay đục lỗ để thoát nước.
Đất trồng
Dưa lưới ưa phát triển ở đất tơi xốp có khả năng thoát nước và giữ ẩm tốt. Bạn có thể mua đất sẵn hoặc tiến hành trộn đất với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa, than bùn, mùn hữu cơ…
Hạt giống
Hạt giống dưa lưới bạn nên tìm mua loại giống cao sản ở các cửa hàng bán đồ nông sản uy tín.
Hiện nay, rất nhiều hộ gia đình chọn trồng dưa lưới trên sân thượng.
2. Gieo hạt và cấy cây
Hạt giống dưa lưới mua về đem gieo hạt vào bầu tưới đẫm nước và để ở chỗ râm mát. Sau 1-2 ngày, hạt sẽ tự nảy mầm. Trong giai đoạn này, bạn không nên tưới nhiều sẽ khiến úng hạt không nảy mầm.
15 ngày sau khi gieo hạt bạn có thể rạch bầu ra và trồng vào dụng cụ đã chuẩn bị sẵn. Khi trồng tránh làm tổn hại đến bộ rễ. Sau khi trồng tưới nước đẫm và che mát cho cây con khoảng 1 tuần.
Loại dưa này tưởng chừng như rất khó trồng, nhưng khi bắt tay vào làm thì nó lại không hề khó trồng như tưởng tượng.
3. Chăm sóc
Thường xuyên tưới nước để đảm bảo cây có độ ẩm nhằm phát triển tốt nhất. Tránh tưới nước quá nhiều dẫn đến cây bị úng, thối.
Sau khi trồng cây con được 15 ngày thì tiến hành bón lót đợt 1 bằng phân hữu cơ, phân trùn quế, phân gà, phân dê… Cứ 15-20 ngày lại bón đợt tiếp theo.
Khi cây dưa lưới ra được 4-5 lá thật thì bạn phải bắt tay vào làm giàn cho cây. Bạn có thể làm giàn như giàn dưa leo hoặc lấy dây ni-long buộc nhẹ vào giàn lưới.
Kể từ khi cây có 2 lá thật, cần ngắt hết nách lá đến khi nào ra đến lá thứ 8 hoặc 10 thì để nhánh đó lại. Khi đó, nách lá đầu tiên của nhánh đó sẽ ra hoa cái. Khi nhánh mọc dài ra, bấm ngọn của nhánh đó chỉ để lại 1 hoa cái và 1 lá cạnh bông cái.
Khi thấy đầu hoa cái chuyển vàng là hoa sắp nở. Để đạt được tỉ lệ đậu quả cao hất, bạn nên thụ phấn nhân tạo cho hoa vào lúc 6-8h sáng.
Sau 2-3 ngày, nếu thấy hoa cái bắt đầu phình ra là quả đã đậu. Nếu có quá nhiều hoa đậu quả thì có thể ngắt bỏ bớt chỉ để cây ra 2-3 quả để tập trung nuôi cho tốt.
Cây lớn được 22-25 lá thì bạn ngắt bớt ngọn để cây tập trung nuôi quả.
Khi quả bắt đầu to, dùng dây treo cây lên dể tránh sức nặng của quả kéo cây gẫy.
4. Thu hoạch
Sau 2-3 tháng sau khi trồng thì dưa lưới bắt đầu cho thu hoạch.
Quả dưa lưới khi chín phải có màu trắng ngà hoặc màu vàng, gân lưới xuất hiện rõ hơn và có mùi thơm.
Sau khi hái dưa xong để nơi thoáng mát khoảng 1-2 ngày thì dưa sẽ ngọt và ngon hơn khi hái ăn liền.
Có thể bạn quan tâm
Kỹ thuật trồng cây dưa lưới tại nhà bằng cách gieo hạt đơn giản nhưng để trồng và chăm sóc làm sao cho quả sai trĩu cành thì không phải ai cũng biết cách.
Diễn biến thất thường từ nóng ấm sang lạnh, một số ngày đêm và sáng có sương mù, ẩm độ không khí cao, ở những vùng trồng dưa chuột, dưa lê, dưa hấu bị chết...
Chia sẻ kinh nghiệm trong trồng dưa hấu Phù Đổng cho 200 hộ trồng dưa ở các huyện Tân Kỳ, thị xã Thái Hoà và Nghĩa Đàn.