Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Kỹ Thuật Trồng Cỏ VA06

Kỹ Thuật Trồng Cỏ VA06
Ngày đăng: 15/05/2012

Cỏ VA06 như cây mía, thân thảo, mọc thẳng, chiều cao bình quân 4 – 5m, dạng bụi, thích ứng rộng, sức chống chịu rất khoẻ, có thể trồng trên tất cả các loại đất, có phổ thích nghi rộng, sức chống chịu tốt nên tỷ lệ sống sau khi trồng rất cao ≥ 98%. Tốc độ sinh trưởng mạnh, sức sinh sản nhanh, một cây có thể đẻ được 25 – 30 nhánh/năm với hệ số nhân trên 300 lần, mức cao nhất là 60 nhánh/năm, hệ số nhân trên 500 lần. Đây là loại cỏ vượt xa cỏ voi về năng suất và chất lượng vì vậy để trồng thâm canh cỏ VA06 đạt được năng suất, chất lượng cao cần chú ý:

1.Giống: Chọn cây thành thục đạt 6 tháng tuổi trở lên, khoẻ, không bị sâu bệnh sau đó bóc hết lá bẹ ở mầm nách rồi dùng dao sắc cắt thành từng đoạn (không bẻ hoặc kê lên miếng gỗ chặt để tránh làm dập hom ảnh hưởng đến mầm hoặc rễ gây sâu bệnh), cắt nghiêng, mỗi đoạn 1 mắt, mỗi mắt có 1 mầm nách. Đoạn thân trên (phía gốc) của mắt ngắn hơn đoạn thân dưới để tăng tỷ lệ sống. Ngoài ra còn có thể tách chồi để trồng khi cỏ đã 12 năm tuổi.

2.Đất trồng: Cỏ VA06 có thể trồng được trên tất cả các loại đất. Trước khi trồng cần cày bừa kỹ, nhặt sạch cỏ. Trồng trên đất bằng nên trồng theo luống để tiện chăm sóc và tưới tiêu nước. Trồng trên đất dốc phải trồng theo đường đồng mức hoặc bổ hốc. Không nên trồng trên đất đã trồng cỏ voi.

3. Cách trồng: Xẻ rãnh sâu 15cm, dưới rãnh bón các loại phân lót sau đó phủ một lớp đất mịn rồi nén nhẹ. Đem hom đã chuẩn bị sẵn đặt vào rãnh nghiêng 450 hoặc đặt nằm ngang dưới rãnh sau đó lại phủ trên mầm một lớp đất mịn khoảng 5cm, nếu trồng vào mùa mưa phải để hở đầu hom để tránh bị thối. Trồng xong cần tưới ẩm thường xuyên. (Có thể bổ hốc trồng với mật độ và cách trồng như trên).

4. Thời vụ trồng: Với điều kiện miền Bắc nói chung tốt nhất nên trồng vào vụ xuân khoảng tháng 2 trở đi và trong suốt mùa mưa.

5. Mật độ và khoảng cách:

- Trồng để làm thức ăn thì khoảng cách cây và hàng 30 – 50cm-65cm, khoảng 30.000 – 45.000 mắt/ha, tương đương 1.100 – 1.600 mắt/sào (Bắc bộ).

- Trồng lấy hom làm giống khoảng cách cây và hàng 70cm x 90cm hoặc 80 x 100cm, khoảng 12.000 – 15.000 mắt/ha, tương đương 450 – 500 mắt/sào.

6. Bón phân và chăm sóc: Bón lót 500 – 700kg phân chuồng và 50 – 100kg lân/sào hoặc mỗi hốc bón 100g phân hỗn hợp + 100g phân lân. Sau khi trồng nên dùng nước phân chuồng loãng để tưới giúp cây ra rễ nhanh, chú ý tưới nước giữ ẩm. Trong thời gian đầu cần làm cỏ 1 – 2 lần, lần 1 sau trồng 1 tháng kết hợp bón mỗi hốc 10g đạm urê, lần 2 sau lần 1 khoảng 1 – 1,5 tháng kết hợp bón mỗi hốc 25g đạm urê và vun gốc để tránh đổ vì đây là thời kỳ cỏ phát triển nhanh nhất.

Nếu gặp khô hạn thì mỗi tuần tưới nước 1 lần nhưng không để đọng nước. Muốn có năng suất cao phải bón thúc nhiều lần để cây đẻ sớm, đẻ khoẻ và sinh trưởng nhanh. Sau mỗi lần cắt 2 ngày thì phải bón phân bổ sung 10 – 13kg urê/sào và xới xáo để nâng cao năng suất. Trước khi vào vụ đông nên bón 1 lần phân chuồng nhằm đảm bảo mầm qua đông và tái sinh năm sau được tốt.

Cỏ VA06 chống sâu bệnh rất tốt nhưng khi bị bệnh nên dùng các biện pháp phòng trừ sinh học, hết sức tránh dùng thuốc hoá chất, tốt nhất nên giữ vườn ruộng thông thoáng.

7.Thu hoạch và sử dụng

Sau trồng 40 ngày là có thể cắt được lứa đầu, cứ 20 – 40 ngày cắt 1 lần, nói chung khi cây cao khoảng 1m thì cắt được, thu 6 – 7 lứa/năm. Nên cắt cách mặt đất 15cm, không cắt quá thấp để tránh ảnh hưởng xấu đến khả năng tái sinh và tránh cắt vào ngày mưa vì dễ gây sâu bệnh.

Lưu ý với ruộng trồng cỏ để làm giống thì chỉ nên cắt 2 – 3 lứa đầu vào trước tháng 7 sau đó không cắt tiếp mà chỉ bóc lá nhưng phải trừ lại 6 – 8 lá trên cây(những lá bóc nên để lại phần bẹ lá bao mầm nách).

Đây là loại cỏ có khả năng lưu gốc rất tốt, trồng 1 năm có thể thu liên tục 6 – 7 năm. Năng suất năm đầu loại cỏ này chỉ đạt khoảng 250 tấn/ha, từ năm thứ 2 – 6 là thời kỳ cho năng suất cao nhất.

Cỏ VA06 có hàm lượng dinh dưỡng cao, đây là loại thức ăn tốt nhất cho các loại gia súc ăn cỏ, gia cầm và cá trắm cỏ. VA06 vừa có thể làm thức ăn tươi, làm thức ăn ủ chua, thức ăn hong khô hoặc làm bột cỏ khô để nuôi bò thịt, bò sữa, dê, cá… mà không cần hoặc về cơ bản không cần cho ăn thêm thức ăn tinh vẫn đảm bảo vật nuôi phát triển bình thường. Ngoài ra cỏ VA06 có thể dùng để nuôi nấm ăn, nấm dược liệu hoặc dùng để SX giấy, gỗ và nhiều mặt hàng tiêu dùng khác.

Có thể bạn quan tâm

Từ Thực Tế Dich Bệnh Trên Tôm Tại Sóc Trăng Yếu Quản Lý, Kém Ý Thức Từ Thực Tế Dich Bệnh Trên Tôm Tại Sóc Trăng Yếu Quản Lý, Kém Ý Thức

Trong khi dịch bệnh trên tôm tại nhiều địa phương đã được kiểm soát thì tại thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng) lại phải công bố dịch. Điều đáng nói là sau khi công bố dịch nông dân bất cập trong khâu quản lý lẫn ý thức của người nuôi.

19/05/2014
Tôm Chết, Ngư Dân Ở Huế Lao Đao Tôm Chết, Ngư Dân Ở Huế Lao Đao

“Mới đầu mùa mà trời nắng nóng gay gắt, con người mà cũng không trụ nổi, huống chi là tôm. Thời tiết này mà kéo dài thì diện tích tôm nuôi bị bệnh chết còn diễn biến phức tạp”- anh Hà Dũng, người nuôi tôm ở xã Phú Xuân (Phú Vang - Thừa Thiên - Huế) bày tỏ.

19/05/2014
Sẽ Đưa Vải Thiều Sang Nhật Bản, Châu Âu Sẽ Đưa Vải Thiều Sang Nhật Bản, Châu Âu

Nhằm phát triển cây vải thiều bền vững, các cơ quan chức năng của tỉnh Bắc Giang không chỉ chủ động hỗ trợ người dân về mặt sản xuất, mà còn đẩy mạnh chế biến, tăng cường xúc tiến thương mại nhằm tìm đầu ra ổn định cho quả vải.

07/06/2014
Bảo Hiểm Nông Nghiệp Giúp Nông Dân Phát Triển Chăn Nuôi Bền Vững Bảo Hiểm Nông Nghiệp Giúp Nông Dân Phát Triển Chăn Nuôi Bền Vững

Tam Dương là một trong 3 huyện của tỉnh Vĩnh Phúc được chọn tham gia thí điểm bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) trên đàn gia súc, gia cầm giai đoạn 2011-2013 theo Quyết định 315/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ. Sau 3 năm triển khai, BHNN đã giúp nông dân trong huyện yên tâm đầu tư vào sản xuất, góp phần phát triển chăn nuôi bền vững.

19/05/2014
Rong Mơ Mất Giá Rong Mơ Mất Giá

Nghề khai thác rong mơ đã giúp gia đình ông Nguyễn Văn Hòa (thôn Đông, xã Ninh Vân) có thu nhập khá cao trong suốt thời gian dài. “Những năm trước, khai thác rong mơ là nghề hái ra tiền ở xã Ninh Vân, vì vậy cứ tới mùa rong mơ (khoảng đầu tháng 4 đến tháng 8 hàng năm) là cả làng đi biển, lặn rong.

09/06/2014