Trang chủ / Cây công nghiệp / Cà phê

Kỹ Thuật Trồng, Chăm Sóc Và Chế Biến Cà Phê (Phần 1)

Kỹ Thuật Trồng, Chăm Sóc Và Chế Biến Cà Phê (Phần 1)
Ngày đăng: 21/04/2011

MỘT VÀI NÉT CHUNG VỀ SẢN XUẤT CÀ PHÊ Ở VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI

I. LỊCH SỬ NGHỀ TRỒNG CÀ PHÊ Ở VIỆT NAM

Cây cà phê được đưa vào trồng ở Việt Nam từ năm 1857, trước hết là ở một số nhà thờ tại Hà Nam, Quảng Bình, Kontum... Song mãi tới đầu thế kỷ hai mươi trở đi thì cây cà phê mới được trồng trên quy mô tương đối lớn của các chủ đồn điền người Pháp tại Phủ Quỳ - Nghệ An và sau đó là ở Đắc Lắc và Lâm Đồng, nhưng tổng diện tích không quá vài ngàn hecta. Sau cách mạng tháng 8, diện tích cà phê ở miền Bắc được phát triển thêm tại một số nông trường quốc doanh và thời kỳ có diện tích cao nhất là trên 10.000 HA VÀO NẮM 1963 - 1964. ở miền Nam trước ngày giải phóng, vào năm 1975 diện tích cà phê có khoảng 10.000 ha. Tại Đắc Lắc có khoảng 7.000 ha, Lâm Đồng 1.700 ha và Đồng Nai 1.100 ha. Cà phê trồng ở miền Bắc trong những năm trước đây chủ yếu là cà phê chè (Coffea arabica), năng suất thường đạt từ 400 - 600 kg/ha, có một số điển hình thâm canh tốt đã đạt trên 1 tấn/ha. Hạn chế lớn nhất đối với việc trồng cà phê chè ở miền Bắc là tác hại của sâu bệnh. Sâu đục thân (Xylotrechus quadripes) và bệnh gỉ sắt cà phê (Hemileia vastatrix), là hai đối tượng sâu bệnh hại nguy hiểm nhất. Do điều kiện sinh thái không phù hợp, đặc biệt là có một mùa đông giá lạnh kéo dài, vì vậy cây cà phê vối khó có khả năng phát triển ở miền Bắc, nhiều vùng đã trồng cà phê vối sau phải hủy bỏ vì kém hiệu quả.

Diện tích trồng cà phê ở miềm Nam trước ngày giải phóng chủ yếu là giống cà phê vối (Canephora robusta), một số diện tích nhỏ cà phê chè được trồng ở Lâm Đồng. Năng suất cà phê vối trong thời kỳ này thường đạt trên dưới 1 tấn/ha, ở một số đồn điền có quy mô vừa và nhỏ cũng đã đạt năng suất từ 2 - 3 tấn/ha. Ngày nay trong cơ chế quản lý mới, được áp dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật cho nên năng suất đã tăng lên rất nhanh. Tính đến cuối năm 1994, tổng số diện tích cà phê ở nước ta đã có khoảng 150.000 ha và sản lượng vụ năm 1993/1994 đã đạt trên 150.000 tấn. Vụ cà phê năm 1994/1995 ước đạt 180.000 tấn. Năng suất bình quân trên diện tích cà phê kinh doanh đã đạt trên 1,2 tấn/ha, nhiều nông trường có quy mô từ 400 - 1500 ha đã đạt năng suất bình quân từ 2,5 - 3 tấn/ha. nhiều vùng liền khoảnh rộng tới vài trăm hecta, nhiều chủ hộ nhận khoán, nhiều vườn cà phê tư nhân đã đạt được năng suất từ 4 - 6 tấn/ha, cá biệt có một số điển hình đạt từ 8 - 10 tấn/ha. Từ một vài năm gần đây cây cà phê chè đã được phát triển mở rộng ở một số tỉnh miền núi phía Bắc với tổng diện tích khoảng 7.000 ha bao gồm: Sơn La, Tuyên Quang, Bắc Thái, Vĩnh Phú, Lai Châu, Lạng Sơn, Hòa Bình, Yên Bái v.v... Do sử dụng giống mới có tên là Catimor nên đã hạn chế được tác hại của sâu bệnh, một số điển hình đã cho năng suất đạt từ 1 - 2 tấn/ha. Tại Viện nghiên cứu cà phê đã đạt được trên 3 tấn/ha. Theo chủ trương của Chính phủ và Bộ Nông nghiệp mục tiêu phát triển cà phê ở Việt Nam tới năm sau 2000 là : Có diện tích trên 200.000 ha và tổng sản lượng hàng năm đạt 250.000 tấn. Cà phê Việt Nam sẽ là một mặt hàng nông sản quan trọng trên thị trường thế giới và đem về nguồn ngoại tệ xứng đáng trong nền kinh tế quốc dân.

II. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CÀ PHÊ TRÊN THẾ GIỚI

Trên thế giới hiện nay có 75 nước trồng cà phê với diện tích trên 10 triệu hecta và sản lượng hàng năm biến động trên dưới 6 triệu tấn. Năng suất bình quân chưa vượt quá 6 tạ nhân/ha. Trong đó ở châu Phi có 28 nước năng suất bình quân không vượt quá 4 tạ nhân/ha. Nam Mỹ đạt dưới 6 tạ nhân/ha. Bốn nước có diện tích cà phê lớn nhất đó là: Brazil trên 3 triệu hecta chiếm 25% sản lượng cà phê thế giới, CÔTE D'LVOIRE (CHẤU PHI), INDONESIA (CHẤU Á) mỗi nước khoảng 1 triệu hecta và Côlômbia có gần 1 triệu hecta với sản lượng hàng năm đạt trên dưới 700 ngàn tấn. Do áp dụng một số tiến bộ kỹ thuật mới như giống mới và mật độ trồng dày nên đã có hàng chục nước đưa năng suất bình quân đạt trên 1 tấn/ha. Điển hình có Costa Rica ở Trung Mỹ với diện tích cà phê chè là 85.000 ha nhưng đã đạt năng suất bình quân trên 1.400 kg/ha.

Do sự xuất hiện và gây tác hại của bệnh gỉ sắt cà phê tại nhiều nước Trung và Nam Mỹ từ năm 1970 trở lại đây đã gây thêm những khó khăn và tốn kém cho nghề trồng cà phê ở khu vực này. Cà phê chè hiện nay vẫn chiếm 70% sản lượng của thế giới. Diện tích cà phê chè được trồng tập trung chủ yếu ở Trung và Nam Mỹ, một số nước ở Đông Phi như: Kenya, Cameroon, Ethiopie, Tanzania và một phần ở châu Á như: Indonesia, Ấn Độ, Philippines.

Thị trường cà phê trên thế giới trong những năm vừa qua thường chao đảo, không ổn định nhất là về giá cả. Tổ chức cà phê thế giới (ICO) do không còn giữ được hạn ngạch xuất nhập khẩu, giá cả trôi nổi trên thị trường tự do cho nên có những giai đoạn giá cà phê xuống thấp chưa từng có so với vài chục năm trở lại đây. Tình trạng này đã dẫn đến hậu quả là nhiều nước phải hủy bỏ bớt diện tích cà phê, hoặc không tiếp tục chăm sóc vì kinh doanh không còn thấy có hiệu quả. Năm 1994 do những đợt sương muối và sau đó là hạn hán diễn ra ở Brazil, vì vậy đã làm cho sản lượng cà phê của nước này giảm xuống gần 50%, do đó đã góp phần làm cho giá cà phê tăng vọt, có lợi cho những người xuất khẩu cà phê trê thế giới.

Cà phê là một loại nước uống cao cấp, nhu cầu đòi hỏi của người tiêu dùng vẫn không ngừng tăng lên, chưa có những sản phẩm nhân tạo được chấp nhận để thay thế cho cà phê, vì vậy việc trồng, xuất khẩu, nhập khẩu loại hàng hóa đặc biệt này vẫn có một ý nghĩa kinh tế lớn đối với nhiều nước.Vấn đề quan trọng cần có nhận thức đầy đủ là: sản phẩm cà phê đem ra thị trường phải đảm bảo chất lượng. Trong cơ chế thị trường: Tiền nào - của nấy, lại càng đúng với mặt hàng CÀ PHÊ.

III. MỘT SỐ TIẾN BỘ KỸ THUẬT MỚI TRONG NGHỀ TRỒNG VÀ SỬ DỤNG CÀPHÊ TRÊN THẾ GIỚI

* Sử dụng các giống mới qua quá trình tuyển, chọn lọc, lai tạo mang được các đặc tính tốt về: khả năng kháng sâu bệnh, dạng hình phù hợp, chất lượng tốt, cho năng suất cao.

* Áp dụng phương pháp nhân giống vô tính bằng kỹ thuật giâm cành, nuôi cấy mô, tạo ra các vườn cà phê thuần chủng, năng suất cao.

* Áp dụng kỹ thuật trồng dày, tăng mật độ cây trồng trên một đơn vị diện tích, cho phép đạt năng suất cao, rút ngắn nhiệm kỳ kinh tế, đưa lại hiệu quả lớn.

* Bón phân dựa trên kết quả chẩn đoán nhu cầu dinh dưỡng khoáng của cây trồng thông qua biện pháp phân tích lá và đất để hướng dẫn sử dụng các loại phân và liều lượng phù hợp theo nhu cầu của cây trồng.

* Sử dụng các loại chế phẩm bảo vệ thực vật mới, ít độc đối với người, giảm sự ô nhiễm đối với môi trường.

* Sử dụng các tiến bộ kỹ thuật của ngành điện tử để chế biến và phân loại cà phê, tạo ra nhiều dạng thành phẩm có khả năng bảo quản giữ chất lượng được lâu hơn.

* Sử dụng các chế phẩm kích thích sinh trưởng làm cho quá trình ra hoa, đậu quả và quả chín tập trung.

* Sử dụng những cây che bóng mới, phù hợp với nhu cầu chiếu sáng theo yêu cầu sinh lý của cây cà phê


Có thể bạn quan tâm

Giống cà phê mới năng suất cao Giống cà phê mới năng suất cao

Giống cà phê mới năng suất cao, thời gian chín của cây này muộn hơn các cây khác khoảng 1 tháng, chịu hạn tốt và ít sâu bệnh.

04/11/2017
Nguyên nhân và giải pháp khắc phục cây cà phê ra hoa sớm Nguyên nhân và giải pháp khắc phục cây cà phê ra hoa sớm

So với khoảng 10 năm về trước thì hiện nay thời tiết, khí hậu có nhiều thay đổi theo chiều hướng bất thuận đối với sản xuất nông nghiệp nói chung

04/11/2017
Rệp sáp hại rễ cà phê và biện pháp phòng trừ Rệp sáp hại rễ cà phê và biện pháp phòng trừ

Trong những loài rệp sáp hại cà phê tại Tây Nguyên, loài rệp sáp Planococcus lilacinus Cockerell là một trong những loài gây hại rễ cà phê quan trọng nhất

18/11/2017
Mọt đục quả hại cà phê và biện pháp phòng trừ Mọt đục quả hại cà phê và biện pháp phòng trừ

Trong những loài sâu hại cà phê thì mọt đục quả (Hypothenemus hampei) là loài gây hại khá nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng hạt cà phê.

18/11/2017
Mọt đục cành cà phê và biện pháp phòng trừ Mọt đục cành cà phê và biện pháp phòng trừ

Mọt đục cành (Xyleborus morstatti) gây thiệt hại lớn cho vườn cà phê ở giai đoạn kiến thiết. Những cành bị mọt tấn công thường phải cắt bỏ

28/11/2017
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.