Trang chủ / Cây công nghiệp / Cà phê

Mọt đục quả hại cà phê và biện pháp phòng trừ

Mọt đục quả hại cà phê và biện pháp phòng trừ
Tác giả: Trần Danh Sửu - Nguyễn Thanh Mai (VAAS)
Ngày đăng: 18/11/2017

Trong những loài sâu hại cà phê thì mọt đục quả (Hypothenemus hampei) là loài gây hại khá nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng hạt cà phê.

Lỗ đục của mọt đục quả

Mọt đục quả là đối tượng gây thiệt hại lớn đến sản lượng cà phê trên thế giới vì nó không chỉ gây hại trên đồng ruộng mà còn gây hại cả trong quá trình bảo quản.

- Triệu chứng gây hại:

Quả cà phê bị mọt gây hại thường có một lỗ tròn nhỏ cạnh núm hoặc chính giữa núm quả. Phần phôi nhũ hạt cà phê bị sâu non ăn rỗng chuyển màu đen và có các rãnh nhỏ để mọt trưởng thành đẻ trứng. Thông thường quả cà phê bị mọt gây hại sẽ bị mất hẳn một nhân. Tuy nhiên cũng có trường hợp mất cả hai nhân nếu mật độ mọt trên vườn nhiều.

- Tác nhân gây hại: Mọt trưởng thành là bọ cánh cứng nhỏ, đầu gục về phía trước. Con cái có màu đen bóng, dài từ 1,5 - 2mm và có cánh màng. Con đực có màu nâu đen, không có cánh màng và nhỏ hơn con cái, chỉ dài 1mm.

- Sự phát sinh, phát triển, gây hại của mọt đục quả: Mọt đục quả lưu truyền quanh năm trên vườn cà phê. Mọt sống trong các quả khô dưới đất và trên cây sau vụ thu hoạch, tiếp tục lan truyền sang các quả xanh già và quả chín trong suốt mùa mưa. Mọt có thể phá hoại cả quả khô trong kho bảo quản nếu không được phơi khô và ẩm độ hạt còn cao (>13%). Vòng đời của mọt kéo dài khoảng 43 - 54 ngày.

Mọt gây hại nhân quả cà phê

- Biện pháp phòng trừ:

+ Vệ sinh đồng ruộng sau khi thu hoạch bằng cách tận thu tất cả các quả khô và chín còn sót lại ở trên cây và dưới đất.

+ Thu hái các quả chín trên cây bất cứ lúc nào để hạn chế tác hại và cắt đứt sự lan truyền của mọt.

+ Bảo quản hạt cà phê ở ẩm độ <13%.

+ Thường xuyên thăm vườn để phát hiện dấu hiệu của mọt. Ở vùng bị mọt đục quả phá hoại nặng nhiều năm liền có thể dùng thuốc hóa học để phun trên toàn vườn, ví dụ như thuốc Buprofezin + Chlorpyrifos Ethyl (Proact 555 EC); Chlorpyrifos Ethyl + Cypermethrin (Subside 505 EC)… (liều lượng và cách dùng theo hướng dẫn trên bao bì của nhà sản xuất).

Mọt trưởng thành gây hại quả cà phê (quan sát dưới kính lúp)


Có thể bạn quan tâm

Mưa nắng bất thường chưa từng có, chăm sóc cà phê thế nào? Mưa nắng bất thường chưa từng có, chăm sóc cà phê thế nào?

Để phát triển cà phê bền vững, không những là hạn chế rủi ro mà còn hướng đến một nền nông nghiệp sạch.

04/04/2017
Nguyên nhân và giải pháp khắc phục cây cà phê ra hoa sớm Nguyên nhân và giải pháp khắc phục cây cà phê ra hoa sớm

So với khoảng 10 năm về trước thì hiện nay thời tiết, khí hậu có nhiều thay đổi theo chiều hướng bất thuận đối với sản xuất nông nghiệp nói chung

04/11/2017
Rệp sáp hại rễ cà phê và biện pháp phòng trừ Rệp sáp hại rễ cà phê và biện pháp phòng trừ

Trong những loài rệp sáp hại cà phê tại Tây Nguyên, loài rệp sáp Planococcus lilacinus Cockerell là một trong những loài gây hại rễ cà phê quan trọng nhất

18/11/2017