Trang chủ / Cây lương thực / Trồng ngô

Kỹ Thuật Thu Hoạch Và Bảo Quản Ngô Quy Mô Hộ Gia Đình Ở Lào Cai

Kỹ Thuật Thu Hoạch Và Bảo Quản Ngô Quy Mô Hộ Gia Đình Ở Lào Cai
Ngày đăng: 28/10/2013

bàn tỉnh Lào Cai với diện tích trên 31 ngàn ha, chiếm 14% tổng diện tích trồng cây hàng năm, sản lượng đạt trên 100 ngàn tấn, năng suất bình quân 33 tạ/ha(năm 2010)

Ngô cung cấp lương thực đảm bảo cuộc sống cho người dân, nhất là người dân ở các huyện vùng cao, vùng sâu và là nguồn thức ăn tinh, thô xanh phục vụ cho ngành chăn nuôi. Nhưng trên thực tế trong sản xuất, người dẫn còn gặp nhiều tổn thất về sản lượng, chất lượng của hạt ngô do quá trình thu hoạch, bảo quản.Hiện nay, nhiều hộ gia đình vẫn tiến hành thu hoạch, bảo quản theo phương pháp thủ công, truyền thống như: Khi ngô đến thời điểm thu hoạch thường để treo đèn trên nương cho tới khi khô mới thu hái, độ ẩm ngô đem vào bảo quản còn ở mức cao, dụng cụ bảo quản chưa đảm bảo... dẫn đến nấm mốc, côn trùng và các yếu tố ngoại cảnh như nhiệt độ, độ ẩm... có cơ hội xâm nhập gây hại.Để khắc phục hiện tượng trên xin được giới thiệu với bà con nông dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai về kỹ thuật thu hoạch và bảo quản ngô quy mô hộ gia đình như sau:1. THU HOẠCH NGÔ- Thu hoạch ngô tốt nhất là khi ngô chín già (Râu ngô khô, đen, bẹ ngô chuyển từ màu xanh sang màu vàng rơm);- Thu hoạch vào những ngày trời nắng đem về rải mỏng trên sân rồi phơi tới khi khô;- Gặp ngày khô, nắng cần nhanh chóng thu hái ngô đã già (chín) về rải mỏng phơi khô. Nếu ngô chín gặp phải đợt mưa dài ngày, cần vặt râu, bẻ gập bắp ngô chúi xuống để nước mưa không thấm vào bên trong làm thối hỏng hạt ngô, đến khi nắng ráo sẽ thu ngô về phơi;- Thu ngô về nên dải đều trên sàn nhà hoặc nền bê tông, không nên đổ đống vì ngô tươi có độ ẩm cao dễ bị bốc nóng gây thối mốc.2. KỸ THUẬT LÀM KHÔNgô hạt không có vỏ trấu, nếu điều kiện bảo quản không tốt (ngô chưa chín già, phơi chưa thật khô, dụng cụ chứa đựng không kín...), ngoài ra chim, chuột, mốc, mọt có thể phá hỏng hoàn toàn cả kho ngô trong vòng vài ba tháng. Vì vậy cần làm ngô khô đến độ ẩm 12-13% để có thể bảo quản an toàn, hạn chế mức độ hư hỏng;Có thể làm khô ngô bằng biện pháp phơi nắng hoặc sấy.- Phơi nắng: Phơi ngô là cách làm khô đơn giản, dễ áp dụng rộng rãi, đầu tư ban đầu thấp.Phơi ngô trên sàn hoặc dàn phơi.- Có thể phơi cả bắp cho đến khi đạt độ khô cần thiết cho quá trình bảo quản. Trước khi phơi bắp ngô phải được bóc bỏ hết lá bẹ và râu ngô. Có thể sử dụng lá bẹ để bó nhiều bắp thành túm treo phơi và bảo quản nguyên bắp.+ Chiều dày lớp bắp (hoặc hạt) phơi khoảng 5-10 cm, cách 1 giờ đảo 1 lần.+ Phơi ngô thật khô: Kiểm tra bằng cách cắn hay đập thấy hạt vỡ vụn thành các mảnh sắc cạnh là độ ẩm ngô đạt yêu cầu sau đó sàng sảy sạch tạp chất và loại bỏ hạt non, hạt lép và mang đi bảo quản.+ Sân phơi: Sân phơi phải khô, sạch, thoáng, dễ thoát nước. Nên láng thêm một lớp xi măng sẫm màu và tạo độ dốc thoát nước mưa cho sân. Trên sân đất phải lót cót, bạt hoặc tấm nhựa (màu càng sẫm càng tốt).+ Dàn phơi: Sử dụng dàn phơi làm tăng diện tích sân phơi, dễ thu gom ngô hàng ngày hoặc khi mưa dông bất thường. Thuận lợi nhất là dùng dàn phơi làm thêm bánh xe. Dàn phơi làm bằng tre, gỗ hoặc sắt thép. Mỗi dàn có 5-7 tầng. Các tầng có thể điều chỉnh độ nghiêng theo hướng ánh sáng mặt trời. Mỗi tầng đặt nhiều khay phơi (như nong, nia hoặc sàng kim loại...).- Kho, lều hong ngô: Dùng để hong ngô bắp khi thời tiết thu hoạch không thuận lợi, phù hợp với hoàn cảnh không có lò sấy, máy sấy, thích hợp với việc tạm thời bảo quản ngô bắp. Kho, lều hong ngô chủ yếu dùng để bảo quản ngô bắp tạm thời chờ nắng, như ở một số huyện vùng cao có thể sử dụng kho hoặc lều để bảo quản ngô bắp dài ngày. Kho hoặc lều hong ngô thường làm cao 2,5-3m, rộng 1m và chiều dài tùy theo lượng ngô bắp. Khung có thể làm bằng tre, gỗ, bê tông và có mái che mưa, thành kho, lều phải thoáng để cho gió lùa qua, chỉ cần ngô bắp không rơi lọt. Thành kho, lều thường được làm bằng phên tre nứa đan mắt cáo hoặc ghép gỗ thưa có khe hở.- Sấy ngô: Sử dụng thiết bị sấy để làm khô ngô như: Có thể sử dụng lò sấy ngô thủ công, hoặc lò sấy ngô liên hoàn như một số mô hình như ở huyện Bảo Thắng, Bát Xát đã chủ động nhanh chóng làm khô lượng ngô lớn tới độ ẩm cần thiết, bảo toàn được chất lượng sản phẩm, tránh được hiện tượng bốc nóng, nấm móc, thối hỏng. Cũng có thể sử dụng máy sáy MS do Viện công nghệ sau thu hoạch - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn sản xuất với sức chứa 200 -1000kg ngô hạt, có thể sử dụng nhiều loại nhiên liệu khác nhau như củi, trấu, than... Hoặc lò sấy thủ công SH -200 là kiểu lò sấy không sử dụng điện rất phù hợp với các hộ dân ở các huyện vùng cao ở Lào Cai.3. KỸ THUẬT BẢO QUẢN NGÔĐể hạn chế tỷ lệ thổn thất trong bảo quản phải có dụng cụ bảo quản và chất lượng ngô đem bảo quản thích hợp.- Bảo quản ngô hạt: Khi bảo quản ngô hạt phải đặc biệt quan tâm tới tình trạng phôi ngô vì phôi ngô dễ hút ẩm, có sức hấp dẫn mọt cao, dễ hư hỏngBảo quản ngô hạt ở hộ gia đình: Ngô sau khi phơi khô được tẽ rồi làm sạch và loại bỏ các hạt lép, hạt sứt vỡ và các tạp chất khác, có thể sàng bằng tay quạt làm sạch rồi đưa vào các dụng cụ bảo quản có thể hàn kín được như: Chum, vại, thùng nhựa, bao tải...nơi bảo quản phải khô ráo, thoáng, sạch sẽ, không bị ẩm do mưa dột, có mái che mưa, có biện pháp phòng chống sâu mọt, chuột, chim . Có thể bảo quản ngô bằng phên hoặc cót. Giữa 2 phên cót lót trấu khô sạch. Nền được lót trấu sạch dày hơn 20 cm, lượt trấu lót được phủ 2 lượt phên, cót hoặc bao tải. Giữa 2 lớp phên, cót, bao tải là lớp vôi cục dày hơn 3cm, mặt khôi ngô được san phẳng. Trên mặt khôi ngô được phủ 1 lớp phên cót hoặc bao tải và 1 lớp vôi cục dày trên 5cm. cũng có thể bảo quản ngô bằng cách trộn lá xoan, lá trúc đào khô vào ngô theo tỷ lệ 1- 1,5 kg lá khô cho vào 100kg ngô hạt. Khi sử dụng ngô phải sàng sảy sạch lá trên sẽ không còn gây độc hại cho người và gia súc.- Bảo quản ngô bắp: Bảo quản ngô bắp có lợi là hạn chế được tác động của không khí ẩm, vi sinh vật xâm nhập và phá hại ngô vì phôi ngô là bộ phận dễ bị phá hại nhất của hạt ngô vẫn được cắm sâu vào lõi ngô.Bảo quản ngô bắp trong hộ gia đình: Sau khi được làm khô, ngô bắp được bảo quản kín trong 2 lớp bao buộc chặt miệng, lớp trong là bao nilon, lớp ngoài là bao đay hoặc bao dứa. Xếp các bao ngô ở nơi khô ráo, không bị ẩm mốc, có kê sàn giá đỡ cao cách mặt đất trên 1m và cách bờ tường vách trên 30 cm. Nếu nơi bảo quản ngô có khả năng phòng chống chuột thì có thể bảo quản ngô trên sàn có lót lớp trấu khô sạch dày trên 20 cm và có phủ phên, cót.Trong quá trình bảo quản phải thường xuyên kiểm tra để kịp thời phát hiện và xử lý các sự cố. Khi kiểm tra phải tẽ thử và quan tâm xem xét tình trạng phôi ngô. Khi phôi ngô có hiện tượng biến màu, biến dạng, xuất hiện sâu mọt, khối ngô bị mốc nóng phải tiến hành tẽ ngô, làm khô, làm sạch, phân loại xử lý sâu mọt rồi mới bảo quản tiếp.

Có thể bạn quan tâm

Mật Độ Và Khoảng Cách Trồng Ngô Mật Độ Và Khoảng Cách Trồng Ngô

giống ngô MSB49 ở các mật độ 9,52 vạn cây/ha (70x15cm), 7,14 vạn cây/ha (70x20cm) và 5,7 vạn cây/ha (70x25cm). Kết quả cho thấy: ở mật độ 9,52 vạn cây/ha với mức phân bón 120 N : 80 P205 : 40 K20 cho năng suất cao nhất (55,30 tạ/ha) và ở mật độ 5,7 vạn cây/ha cho năng suất thấp nhất.

28/10/2013
Phòng Trừ Sâu Đục Thân Cây Ngô Phòng Trừ Sâu Đục Thân Cây Ngô

Sâu đục thân cây ngô có tên kkoa học là Ostrinia nubilalis, là loại sâu hại rất phổ biến trên ngô. Ngoài ra, chúng còn sống và đục thân trên các loại cây khác như cao lương, kê, bông vải, đay và một số cây thuộc họ hòa thảo khác. ở nước ta, sâu đục thân ngô thường gây hại nặng ở nhiều vùng và trong mọi mùa vụ.

01/08/2013
Kỹ Thuật Trồng Ngô Lai Kỹ Thuật Trồng Ngô Lai

Hiện nay, tập đoàn giống Ngô Việt Nam rất phong phú và đa dạng về chủng loại, thời gian sinh trưởng, khả năng thích ứng..., đáp ứng mọi nhu cầu về giống ngô cho nông dân trong cả nước.

26/10/2013
Kỹ Thuật Trồng Bắp Lai Kỹ Thuật Trồng Bắp Lai

Hiện nay, đang vào đầu mùa mưa, bà con nông dân đã xuống giống và đang trong thời kỳ chăm sóc cây bắp vụ một. Chuyên mục Khuyến nông xin giới thiệu với bà con nông dân một số kiến thức cơ bản về kỹ thuật canh tác cây bắp, hy vọng sẽ góp phần giúp bà con nâng cao năng suất cho vụ mùa.

28/10/2013
Xử Lí Bệnh Trên Cây Ngô Vụ Đông Xử Lí Bệnh Trên Cây Ngô Vụ Đông

Hiện nay, trên cây ngô đông từ giai đoạn 3 - 5 lá đến trổ cờ ở các huyện: Yên Thành, Đô Lương, Thanh Chương, Diễn Châu, Nghi Lộc, Nam Đàn... đang xuất hiện bệnh lạ. Triệu chứng của những cây ngô bị bệnh, ở giai đoạn 3 - 5 lá: phiến lá dày, màu xanh đậm và giòn hơn bình thường, phần ngọn bị xoắn hoặc sít lại, phần gốc mọc các chồi phụ.

28/10/2013
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.