Kỹ Thuật Thu Hoạch Dông Con

Sau những chuyến đi chơi ở Bắc Bình và nhận thấy địa phương này có nhiều hộ nuôi dông sinh sản, tuy nhiên khâu thu hoạch dông con gặp phải những khó khăn, hiệu quả kinh tế mang lại không cao, anh Ngô Viết Năng đã về bàn bạc cùng các anh Tôn Văn Bảo, Trần Văn Nhân thuộc khu phố 2, phường Lạc Đạo, TP. Phan Thiết tìm ra một giải pháp thu hoạch mới.
Và giải pháp này đã “ẵm” luôn giải ba cuộc thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh lần V (2012 - 2013) vì tính sáng tạo và ứng dụng mà nó mang lại.
Anh Ngô Viết Năng cho biết: “Một giải pháp có sự kết hợp của 3 người cùng tâm huyết nên ngay từ khi lên ý tưởng đến quá trình thực hiện khá thuận lợi. Ngoài việc khảo sát thực tế nhiều lần, chúng tôi phải vẽ lại trên giấy để khi đưa ra ứng dụng thực tiễn đảm bảo tính chính xác cao nhất”.
Theo cách thu hoạch truyền thống của các hộ nuôi tại địa phương chủ yếu thực hiện bằng việc tìm bắt dông con trong các hang hoặc chờ khi dông lên khỏi mặt đất. Việc làm trên tốn nhiều thời gian, công sức và hiệu quả không cao, bởi dông con lên khỏi mặt đất vào nhiều thời điểm khác nhau trong ngày, nên người nuôi không thể chủ động để thu hoạch hết.
Vì vậy chúng tôi đã tìm ra cách sử dụng xô nhựa bố trí ở 4 góc tường của chuồng nuôi để khắc phục những nhược điểm trên.
Với đặc tính xô nhựa trơn, không có độ bám nên khi dông con rơi vào không thể leo ra ngoài. Bà con có thể sử dụng xô có đường kính 30cm, cao 50cm.
Dùng cuốc, xẻng đào đất có độ sâu 49cm, sau đó bỏ các xô nhựa xuống và lấp đất xung quanh xô. Lưu ý chừa lại 1cm chiều cao của xô so với mặt đất để tránh nước mưa tràn vào khi mưa lớn, phía trên miệng xô được che bằng các loại bạt hoặc lá cây khô để che mưa, nắng cho dông con. Bố trí chiều cao của dụng cụ che chắn so với miệng xô cách nhau 1cm để tránh dông bố mẹ lọt vào.
Dông con sau khi ra khỏi hang, theo quán tính chúng chỉ chạy tới 4 góc của chuồng nuôi, khi chạy tới các góc tường thì bị rơi xuống các xô, nên chỉ cần định một thời gian để bắt.
Giải pháp trên rất dễ thực hiện, ít tốn kém công sức thu hoạch và tránh thất thoát dông con. Hiện một số hộ nuôi ở Hòa Thắng đã sử dụng dụng cụ này áp dụng trong quá trình nuôi.
Related news

Theo các chuyên gia, doanh nghiệp, việc giao thương, buôn bán hàng hóa giữa Việt Nam và Trung Quốc là theo yếu tố thị trường. Hiện nhiều mặt hàng nông sản Việt Nam xuất sang nước này chững lại là do tâm lý. Tuy nhiên, về lâu dài, các chuyên gia cho rằng, Việt Nam cần “chấn chỉnh” trong đầu tư phát triển, cách làm ăn để hạn chế phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc.

Cách đây gần 2 tháng, anh Tân được người bà con cho một số hạt mướp về trồng (giống mướp thường). Sau khi mang về trồng, cây mướp lớn và nở hoa bình thường. Tuy nhiên, khi ra trái, càng lớn thì trái mướp càng dài ra bất thường. Hiện, anh Tân đang để lại trái giống dài hơn 1,3m, đồng thời cũng muốn xem chiều dài tối đa của trái mướp.

Chuyển đổi tàu gỗ sang tàu sắt là việc cần làm nhưng chỉ đóng tàu sắt thì chưa đảm bảo ngư dân sẽ thành công trong khai thác. TS Nguyễn Thị Hồng Minh

Ban đầu, ông mua 50 cây bưởi Diễn về trồng. Do chưa nắm được kỹ thuật, cách chăm sóc, ông tự tìm hiểu qua sách, báo, xem ti vi và tích cực học hỏi các chủ vườn khác. Nhờ vậy, sau ba năm, do áp dụng đúng quy trình, vườn bưởi Diễn sinh trưởng tốt, cho thu hoạch loạt quả đầu tiên, bán được hơn 10 triệu đồng.

Bên cạnh đó, nhận thức về xây dựng NTM ở các địa phương thời gian qua được nâng lên nên việc chỉ đạo các mặt ở nông thôn được dễ dàng hơn nhờ có chỉ tiêu, định lượng cụ thể hơn; bộ mặt nông thôn có nhiều thay đổi. Nhưng để hoàn thành việc xây dựng NTM, đòi hỏi lãnh đạo và người dân huyện Cần Giờ phải nỗ lực và quyết tâm nhiều hơn nữa.