Home / Gia súc-Gia cầm / Nuôi vịt

Kỹ Thuật Nuôi Vịt Siêu Thịt

Kỹ Thuật Nuôi Vịt Siêu Thịt
Publish date: Thursday. January 31st, 2013

Untitled Document<p>Vịt siêu thịt dòng CV-Super-M có nguồn gốc từ Anh là giống vịt có năng suất, chất lượng cao, trọng lượng trung bình đạt 3,2kg. Vịt có thể nuôi được quanh năm. </p><p><strong>I. Chuẩn bị chuồng trại và dụng cụ nuôi (áp dụng với số lượng 100 con vịt)</strong></p><p>-Diện tích chuồng nuôi khoảng 20 m2, chuồng phải cao ráo, thoáng mát.</p><p>-Trong những ngày nhiệt độ lên cao thì nên bố trí cho chuồng 2 chiếc quạt thông gió.</p><p>-Các dụng cụ nuôi gồm có: nhiệt kế (1 chiếc), mẹt tre cho ăn (2 chiếc) với đường kính 0,8-1m, máng uống tròn loại 2 lít (2 chiếc), máng ăn loại dài 70cm, rộng 50cm, cao 20cm (2 chiếc), máng uống loại 8 lít (1 chiếc). Ngoài ra, trong chuồng nuôi nên bố trí thêm sân chơi, bể tắm cho vịt. </p><p><strong>II. Chăm sóc, nuôi dưỡng</strong></p><p>Có thể chăn nuôi vịt theo 2 phương pháp chính: </p><p><strong>-Chăn thả là chính: </strong></p><p>+Trước khi thả vịt vào chuồng 3 ngày cần trộn vào đất chuồng bằng mùn cưa và sưởi ấm ở nhiệt độ 31-32 độ C. </p><p>+Vịt 1 ngày tuổi chỉ cho uống nước sạch có pha Bcomlếch + đường glucô 5% + kháng sinh đa giá để phòng bệnh tiêu chảy. </p><p>+Đến 2-3 ngày tuổi cho vịt ăn bún hoặc cơm nhúng nước. Mật độ nuôi tuần đầu 40-60 con/m2, sang tuần thứ 2 giảm xuống còn 30-40 con/m2. Tập cho vịt làm quen với nước khi trời ấm >30 độ C, cho vịt tắm 5-30 phút và tập ăn rau xanh. </p><p>+Từ ngày 16-25 tập cho vịt ăn thêm gạo và từ ngày 26 trở đi bắt đầu thả vịt ra ngoài đồng. </p><p><strong>- Nuôi nhốt là chính: </strong></p><p> Cách chăm sóc cũng tương tự như trên, nhưng chỉ thả vịt ở trong vườn và tắm ở bể (mỗi ngày thay nước 1-2 lần), cho ăn hoàn toàn bằng thức ăn thẳng đã được chế biến sẵn. </p><p><strong>- Phòng bệnh cho vịt: </strong></p><p> Tiêm phòng vaccin dịch tả cho vịt ở ngày tuổi 14-15, tiêm phòng vaccin tụ huyết trùng 2 lần cách nhau 15-20 ngày khi vịt đã được 25 ngày tuổi. Trừ các bệnh khác như E.Coli, tiêu chảy, thương hàn, hô hấp bằng các loại thuốc đặc hiệu: BiO, Nafa... Khi đàn vịt bị nhiễm bệnh cần tách riêng những con bị bệnh nặng nhốt riêng, điều trị 3-5 ngày cho khỏi rồi mới thả chung vào đàn. Những con còn lại cho uống liều phòng (bằng 1/2 liều trị), thời gian 1-2 ngày/lần. </p><p>Sau mỗi lứa nuôi cần tiến hành khử trùng chuồng trại và các dụng cụ chăn nuôi bằng các loại thuốc như BiO-Step-T, BKA, Virkon, formon... Trước khi nuôi đàn kế tiếp để trống chuồng 10-15 ngày.</p>

Related news

Kỹ thuật nuôi vịt con từ 1-56 ngày tuổi Kỹ thuật nuôi vịt con từ 1-56 ngày tuổi

Hướng dẫn kĩ thuật nuôi vịt con những tuần đầu cho hiệu quả kinh tế cao

Friday. March 11th, 2016
Kĩ thuật nuôi vịt con Kĩ thuật nuôi vịt con

Hướng dẫn phương pháp chăn nuôi vịt con qua từng thời kì, đem lại hiệu quả kinh tế cao

Friday. March 11th, 2016
Kỹ thuật nuôi vịt - Nuôi nhốt theo hướng bền vững, an toàn Kỹ thuật nuôi vịt - Nuôi nhốt theo hướng bền vững, an toàn

Đối với các điều kiện sinh thái, kinh tế xã hội của các vùng khác nhau, nên tập quán chăn nuôi cũng khác nhau. Những kỹ thuật cung cấp cho người nông dân cần phải có khả năng thích ứng với những điều kiện môi trường và kinh tế của từng gia đình.

Friday. March 11th, 2016
Phân biệt giới tính và phòng bệnh hen vịt Phân biệt giới tính và phòng bệnh hen vịt

Trong nghề nuôi vịt sinh sản, việc chọn con cái lúc mới bóc trứng để làm giống tốt có ý nghĩa kinh tế, đặc biệt là nuôi vịt giống tốt quý hiếm, phẩm cấp giống cao.

Wednesday. April 6th, 2016
Cúm gia cầm lây lan qua đường sinh dục vịt Cúm gia cầm lây lan qua đường sinh dục vịt

Các nhà nghiên cứu cho thấy những loài thuỷ cầm hoang dã (đặc biệt là vịt trời) là ký chủ chính cho những chủng virus mà những chủng này có thể trở thành chủng độc lực cao gây chết cho gia cầm công nghiệp. Nhưng điều còn ít được biết là trong thực tế, những chủng virus đó đã lây lan trong thuỷ cầm như thế nào.

Saturday. April 9th, 2016