Trang chủ / Gia súc-Gia cầm / Nuôi vịt

Kỹ Thuật Nuôi Vịt Đẻ Chạy Đồng

Kỹ Thuật Nuôi Vịt Đẻ Chạy Đồng
Ngày đăng: 31/01/2013

Chăn nuôi vịt lấy trứng theo phương thức chạy đồng tiết kiệm chi phí chăn nuôi, giá thành thấp, vì vậy làm tăng thu nhập, lợi nhuận cho nông hộ. Tuy nhiên dịch bệnh là yếu tố rủi ro chính cho chăn nuôi vịt chạy đồng nên việc tiêm phòng để phòng bệnh và tiếp cận tốt các dịch vụ thú y tại địa phương là cần thiết cho hộ chăn nuôi

I. Chọn vịt con cách chăm sóc

Chọn vịt con: phải chọn vịt “nóng” tức là vịt mới nở vừa ráo lông, chân láng, lông đuôi thẳng, rốn khô nhẹ chứng tỏ vịt nở đúng ngày. Tránh vịt “nguội” khô chân, rốn ướt, chéo mỏ rất khó nuôi, tốn hao nhiều.

- Chọn vịt con: phải chọn vịt “nóng” tức là vịt mới nở vừa ráo lông, chân láng, lông đuôi thẳng, rốn khô nhẹ chứng tỏ vịt nở đúng ngày. Tránh vịt “nguội” khô chân, rốn ướt, chéo mỏ rất khó nuôi, tốn hao nhiều.

- Chăm sóc vịt con: Tranh thủ thả ngay vịt xuống nền, không nên để lâu trên nong nia khi bắt về vi vịt cách độ ẩm đất lâu da chân vịt dễ khô khan bước chân đi cứng nhắc không linh hoạt, khó nuôi. Sau đó thả vịt trong từng mành rộng theo từng số lượng vịt 100 - 150 con, phải giữ luôn ấm áp, tránh để vịt bị lạnh lâu quá đễ chết về sau.

Khoảng 10 giờ sau khi nở có thể cho vịt ăn tấm trộn với hành xắt nhuyễn. Khối lượng hành khoảng 1/3 khối lượng tấm. Ban đêm cố gắng chan vịt ra đừng để nằm đè lên nhau khiến vịt yếu ngộp chết hay què chân cẳng. Có thể úm bằng đèn bão hay đèn điện, không cần lót nhiều rơm mà chỉ cần một lớp bao cũ hay lớp rơm mỏng.

- Ngày thứ hai: Tiếp tục cho ăn như trên, thả vịt ra tắm nắng quần chân cẳng. Cho vịt uống nước sạch ở trên bờ, sau đó từ ngày thứ 3 - 4 có thể lùa vịt con xuống mặt nước cạn, sạch khoảng 5 phút rồi lùa lên lại cho vịt quen vừa uống nước vừa tập rỉa lông. Nên làm như vậy nhiều lần trong ngày, vì để muộn quá vịt không quen rỉa lông nên nước đẩm lông, vịt có thể bị lạnh yếu và chết – có khi vịt bị chết đến 2/3 bầy cũng vì lý do trên.

- Ngày thứ 3 đến thứ 6: Nên thả mỗi ngày khi trời nắng ấm và lùa về khi trời nắng gắt. Thức ăn vẫn là tấm, bột bắp trộn thêm hành khoảng 1/3 khối lượng thức ăn để giữ cơ thể vịt được ấm áp. Nếu thấy tỷ lệ vịt chết hơi cao thì tăng cường thêm hành đến ½ khối lượng thức ăn.

- Ngày 7 đến ngày 15: Được 7 ngày, vịt rất lanh lẹ, đuổi bắt được côn trùng, có khả năng cho vịt ra đồng gần thường xuyên khi trời nắng ấm và có chỗ bóng mát cho vịt con lên nghỉ ngơi rỉa lông.

+Thức ăn bao gồm gạo lức, bắp xây hay cả cám hỗn hợp và trộn thêm một ít hành xắt nhuyễn nếu trời lạnh và khi thấy vịt con khò khè vào ban đêm, phải tăng thêm lượng hành vào thức ăn.

+Không nên cho vịt ăn bằng máng hẹp, thau mà nên rải đều trên mặt đất, nếu nền không bằng phẳng phải trải bằng tấm nylon hay tờ giấy dầy khi cho vịt ăn để vịt không bị sướt mỏ, tránh vịt mạnh tranh ăn làm vịt lớn không đều.

+Ban đêm không cần úm, chỉ nối mành mành rộng, che kín gió, ở dưới lót một lớp rơm hay cỏ khô. Nếu có một ngọn đèn bão để vịt thấy đường đỡ rộ lúc đêm. Cần bổ sung thêm tép tươi, tôm cua còng bằm nhuyễn trộn vào thức ăn cho vịt và vừa gọi vịt đến ăn khoảng 4 - 5 lần một ngày, liên tiếp năm ba ngày cho vịt quen tiếng (ngay cả tiếng dao bầm trên thớt), có thức ăn ngon vịt tranh nhau về. Điều này làm đỡ khó nhọc khi chăn đắt sau này.

- Ngày thứ 15 trở đi: Khi vịt đạt 15 ngày tuổi trở đi có thể tập cho ăn lúa theo tỉ lệ 3 gạo + 1 lúa rải đều cho vịt ăn, hết gạo xong đến lúa. Khi vịt ăn giỏi ta tăng ½ gạo lức + ½ lúa. Có nơi nấu cả 2 loại trên nhưng việc này không cần thiết (lúa ngấm cho mềm là được). Khi vịt trên 1 tháng rưỡi tuổi mới có khả năng mò ăn lúa rơi vãi ở đồng ruộng. Khi vịt từ 25 đến 30 ngày tuổi bắt đầu dâm lông “huê” và lông vũ, khi trên 1 tháng tuổi thì vịt bể tiếng và đâm lông ống. Vịt vàng lớn càng cần có chuồng rộng thoáng, yên lặng, vì lúc này chúng rất nhát và ưa rộ ban đêm.

- Nói chung đối với vịt đàn chạy đồng hiện nay kinh nghiệm bà con rất nhiều nhưng vì tăng trọng vịt có giới hạn chưa đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn xuất khẩu. Hiện trên thị trường đã có nhiều giống vịt lông trắng lớn con nhằm phát triển đàn vịt lai tăng trọng nhanh bà con có thể xem xét lựa chọn để năng cao nâng suất và hiệu quả kinh tế.

* Để chọn đàn vịt đẻ chạy đồng tốt, cho hiệu quả cao, trước hết cần loại ngay những con vịt có triệu chứng bệnh và cằn cỗi. Cần xác định mục đích lấy trứng (để giống hay thương phẩm) để chừa cồ vì tỷ lệ cồ cao sẽ tiêu tốn thức ăn nhiều mà không tăng lượng trứng. Vịt chạy đồng chuyên trứng thì trọng lượng cơ thể nhỏ (khoảng 1,5-1,8 kg), sản lượng trứng hàng năm của những giống chuyên trứng thường gấp 8-10 lần so với trọng lượng cơ thể của chúng. Những cá thể nhỏ con như vậy thường khả năng tiêu tốn thức ăn ít nhưng chúng lại đòi hỏi chất lượng thức ăn cao.

* Bình thường vịt đẻ xong 1 mùa (6-8 tháng) lượng trứng sẽ giảm dần (từ 90% xuống còn 40-50% hoặc thấp hơn) thì bà con chăn nuôi vịt đẻ thường cho vịt bứt lông để ngưng đẻ nhằm dưỡng sức cho mùa đẻ sau. Nếu không bứt lông thì đàn vịt vẫn tiếp tục cho trứng nhưng số lượng trứng giảm, chất lượng giảm, nhưng lượng thức ăn vẫn phải cung cấp đủ, cho nên bứt lông là một biện pháp kỹ thuật trong chăn nuôi vịt đẻ giúp đạt hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên việc bứt lông nên làm thế nào phù hợp với sinh lý vịt đẻ, không quá thô bạo làm ảnh hưởng vịt.

Một số biện pháp giúp vịt bức lông:

+ Giảm ăn hoặc ngưng cho ăn 1 ngày đầu (chỉ cấp nước uống đầy đủ), ngày thứ 2 cho ăn bằng 1/2 ngày thường, ngày thứ 3 cho ăn bằng 2/3 ngày thường, ngày 4 cho ăn bình thường điều này tạo stress cho vịt bứt lông.

+ Kết hợp vừa giảm ăn vừa lùa vịt qua bãi lầy; bùn, sình dính vào lông vịt, sau 1 ngày thì lùa vịt qua chỗ nước trong (ao, sông sạch) vịt tự rỉa lông... làm vịt tự bứt lông và nghỉ đẻ.

+ Giảm ăn và bứt lông cánh từng con (chỉ bứt 1-2 lông cánh trên cánh mỗi con)… Kỹ thuật này cũng giúp vịt ngừng đẻ cùng lúc, nhưng tồn nhiều công và thời gian hơn, vịt cũng bị tác động nhiều hơn.

Sau đó cho vịt ăn giảm để cầm xác khoảng 1-2 tháng khi nào muốn cho vịt đẻ lại (lúc giá trứng cao hoặc giá thức ăn thấp, hoặc có đồng chăn thả) thì bổ sung khẩu phần tốt, vịt sẽ đẻ lại cùng lúc, tỷ lệ đẻ nâng dần lên. Điều này giúp lượng trứng sản xuất tập trung, thuận tiện cho việc chăm sóc bổ sung chất khi vịt đẻ trở lại, tiết kiệm chi phí trong giai đoạn vịt thay lông.

Thức ăn: Lúa, kết hợp mồi hoặc thức ăn hỗn hợp. Bổ sung canxi, phospho, vitamin: Calphovit, Olavit, B.complex C, Vimix plus… giúp vịt cho trứng đều, tỉ lệ đẻ cao, cho trứng bền, tốt, không dị dạng, dễ bể.

* Khi giao mùa, thời tiết thay đổi (nắng chuyển sang mưa hoặc mùa mưa hết chuyển sang đông) vịt dễ bị stress, có thể phát sinh nhiều bệnh nguy hiểm như: Tụ huyết trùng (toi vịt), dịch tả vịt (phù đầu, chảy nước mắt), E.coli, cúm gia cầm… Cần thực hiện chăn nuôi an toàn sinh học:

- Phòng bệnh hiệu quả nhất là chủng ngừa vacxin theo lịch sau:

+ Tiêm phòng vacxin dịch tả vịt lần đầu lúc 7 ngày tuổi, lần 2 lúc 21 ngày tuổi.

+ Tiêm phòng vacxin bệnh cúm gia cầm (H5N1) lần đầu lúc 14-15 ngày tuổi, lần 2 lúc 42-45 ngày tuổi.

+ Tiêm phòng bệnh tụ huyết trùng lúc 60 ngày tuổi.

Lặp lại cho vịt đẻ: Tụ huyết trùng, dịch tả 6 tháng/lần và cúm gia cầm 4 tháng/lần, mỗi loại vacxin tiêm cách nhau ít nhất 7 ngày.

- Định kỳ vệ sinh, tiêu độc sát trùng chuồng trại (ít nhất 1 tuần 1 lần), sử dụng: Vime –Iodine, Vimekon, vime-Protex... Và luôn đảm bảo chuồng luôn khô thoáng.

- Định kỳ phòng bệnh cho đàn bằng kháng sinh 2 tuần 1 lần, mỗi lần 3-5 ngày: Terra-Colivet, Vime-Gavit, Coli-Norgent, ETS, Genta-Colenro, Vime-Dilog, Vime-Baciflor…

Lưu ý:

Trong giai đoạn tiêm phòng, hoặc giai đoạn sử dụng kháng sinh cần bổ sung Vime C-Electrolyte, C120, Aminovit… để nâng sức giúp tăng sức đề kháng cho đàn, nâng cao hiệu quả vacxin. Sau khi qua lứa có thể cho vịt chạy đồng. Trong giai đoạn này vịt có khả năng tự kiếm mồi nên có thể dễ dàng nhiễm giun, sán từ môi trường cần tẩy giun cho vịt mau lớn, khoẻ mạnh: Levavet (dùng 1 lần), hoặc vime – Dazol (dùng liên tục 7 ngày).

Vitamin, Canxi, Phospho là những chất không thể thiếu trong khẩu phần của vịt đẻ vì vậy cần bổ sung định kỳ thường xuyên vào khẩu phần để xương, da, lông phát triển tốt, cơ thể vịt khoẻ mạnh thì vịt mới đẻ được trứng tốt và đều: Calphovit + Biotin HAD…  


Có thể bạn quan tâm

Bệnh Viêm Gan Vịt Bệnh Viêm Gan Vịt

Tại Việt Nam, từ năm 1978, Trần Minh Châu và cộng sự đã nghi có bệnh viêm gan do virus của vịt. Kể từ đó đến nay, bệnh vẫn tiếp tục lưu hành ở nước ta nhưng ít được quan tâm. Hiện nay, bệnh đang gây thiệt hại nặng nề tại các tỉnh phát triển chăn nuôi vịt ở đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long.

24/08/2013
Kỹ Thuật Nuôi Vịt Sinh Sản (Vịt Đẻ) Kỹ Thuật Nuôi Vịt Sinh Sản (Vịt Đẻ)

Chuồng nuôi vịt đẻ cũng có các kiểu chuồng như chuồng - sân - ao, chuồng sàn trên ao. Yêu cầu đối với chuồng nuôi là nền chuồng phải khô ráo, tránh chuột và các động vật khác phá ổ trứng. Tránh mưa nắng cho ổ đẻ.

28/08/2013
Chăm Sóc Ngỗng Thịt Chăm Sóc Ngỗng Thịt

Ngỗng là loại gia cầm dễ nuôi, hay ăn, chóng lớn, ít mắc bệnh. Ngỗng chỉ ăn cỏ, ăn rau là chính, ít dùng lương thực. Nuôi trong 4-8 tháng ngỗng đã cho thu hoạch 4-7kg.

30/08/2013
Kỹ Thuật Nuôi Vịt Con (0-8 Tuần Tuổi) Giống Chuyên Thịt Kỹ Thuật Nuôi Vịt Con (0-8 Tuần Tuổi) Giống Chuyên Thịt

Chuồng nuôi phải đảm bảo thoáng mát về mùa hè, ấm về mùa đông. Độn chuồng bằng trấu, phoi bào hoặc rơm, rạ khô không bị hôi, mốc.

27/08/2013
Kỹ Thuật Nuôi Vịt Hậu Bị (9-24 Tuần Tuổi) Giống Chuyên Thịt Kỹ Thuật Nuôi Vịt Hậu Bị (9-24 Tuần Tuổi) Giống Chuyên Thịt

Nước uống phải đầy đủ và sạch sẽ, đặc biệt nuôi vịt nhốt trên khô, không có nước bơi lội sẽ phải thay nước uống thường xuyên cho vịt.

27/08/2013