Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu Quả Của Mô Hình Câu Lạc Bộ Giống Cây Trồng Xã Bình Thạnh (Đồng Tháp)

Hiệu Quả Của Mô Hình Câu Lạc Bộ Giống Cây Trồng Xã Bình Thạnh (Đồng Tháp)
Ngày đăng: 16/10/2014

Dù mới được thành lập và đi vào hoạt động được gần 2 năm nhưng mô hình Câu lạc bộ (CLB) giống cây trồng tại xã Bình Thạnh, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp đã mang lại hiệu quả thiết thực trong việc hỗ trợ giống, kinh nghiệm sản xuất cho nông dân trong xã. CLB cũng góp phần phát triển kinh tế và nâng cao đời sống hội viên nông dân trên địa bàn.

Ông Nguyễn Ngọc Khuê là một trong những thành viên của mô hình CLB giống cây trồng xã Bình Thạnh. Nhà ít đất sản xuất lại thiếu vốn và kinh nghiệm làm vườn nhưng nhờ tham gia mô hình năm 2012, ông được CLB hỗ trợ giống ổi đem về trồng. Đến nay, sau hơn 1 năm thu hoạch, đời sống kinh tế của gia đình ông khấm khá hơn.

Ông Khuê chia sẻ: “Trước đây chỉ sản xuất theo kinh nghiệm, chưa áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào cây trồng, năng suất đạt được không cao. Nhờ tham gia CLB ngoài được hỗ trợ giống cây tốt, tôi được học thêm kinh nghiệm về cách sửa tàn, làm bông, chăm sóc, bón phân...”.

Từ 7 thành viên sáng lập với số vốn huy động gần 50 triệu đồng, đến nay, sau hơn 2 năm hoạt động, số lượng thành viên của CLB đã tăng lên 64 người, rải đều ở 7 ấp trong xã, với tổng vốn huy động hàng trăm triệu đồng. Hiện tại, CLB đã tích lũy được vốn hoạt động mà không cần vốn góp của thành viên như trước đây. Ước tính mỗi năm CLB cung cấp gần 36.000 giống cây ăn trái các loại và hơn 40 tấn phân hữu cơ vi sinh đến tay hội viên.

CLB giống cây trồng ra đời đáp ứng nhu cầu cây giống chất lượng của bà con nông dân. CLB cũng làm nhiệm vụ cung ứng phân vi sinh, hữu cơ cho bà con nhà vườn với giá cả và chất lượng tốt nhất, nhằm cải tạo đất và tăng năng suất, an toàn cho cây trồng.

Anh Phạm Minh Cường, một trong những nông dân tham gia mô hình từ khi mới thành lập cho biết: “Khi tham gia mô hình, tôi đã dần dần thay thế phân hóa học cho vườn chanh gần 1ha của mình. Hiệu quả dễ thấy nhất là vườn chanh cho năng suất và chất lượng ổn định hơn, những bệnh thường gặp trên cây có múi ở chanh cũng giảm đáng kể hơn so với khi chưa tham gia CLB”.

Bước đầu thành lập, CLB gặp không ít khó khăn. Thiếu vốn, cộng thêm công tác tuyên truyền vận động thay đổi tập quán của người dân gặp không ít trở ngại do bà con chưa mạnh dạn thay đổi sang phương pháp mới. Tuy nhiên, thông qua các Chi hội Nông dân tại 7 ấp, Hội Nông dân xã Bình Thạnh đã thành lập 8 Chi hội Nông dân gắn với loại cây trồng như: Chi hội hoa kiểng, chi hội làm vườn...

Từ đó, thông qua các buổi họp lệ, Hội Nông dân lồng ghép tuyên truyền đến từng hội viên để cho hội viên nắm và dần dần tham gia vào mô hình. CLB giống cây trồng và phân bón là mô hình đầu tiên trong tỉnh làm nhiệm vụ tập hợp nông dân và gắn lợi ích của nông dân với hoạt động Hội. Qua đó giúp nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nông dân theo tinh thần của Đề án tái cơ cấu Nông nghiệp mà tỉnh đang triển khai.


Có thể bạn quan tâm

Bò Thịt Ở Hà Nội Chưa Có Thương Hiệu Bò Thịt Ở Hà Nội Chưa Có Thương Hiệu

Mô hình chăn nuôi bò thịt đang phát triển rộng rãi ở ngoại thành Hà Nội, nhiều hộ dân đã vươn lên trở thành những tỷ phú nuôi bò. Hà Nội đã đưa những giống bò mới năng suất, chất lượng cao vào chăn nuôi nhưng người dân vẫn chưa tiếp cận được nguồn vốn để mở rộng sản xuất, xây dựng chuồng trại, xây dựng thương hiệu sản phẩm…

04/10/2014
“Chiêu” Để Nông Dân Và Doanh Nghiệp Giữ Vững Liên Kết “Chiêu” Để Nông Dân Và Doanh Nghiệp Giữ Vững Liên Kết

Dù hợp đồng giữa nông dân và doanh nghiệp (DN) được ký kết ngay từ đầu vụ nhưng đến khi thu hoạch, một trong hai bên có thể “bẻ kèo” khi giá lúa biến động nhiều. Để đảm bảo hợp đồng không bị phá vỡ, ngoài uy tín của DN, niềm tin của nông dân, vai trò điều tiết trung gian của ngành chuyên môn và chính quyền địa phương rất quan trọng.

04/10/2014
“Bẻ Kèo” Mua Lúa Xôn Xao Trên Đồng “Bẻ Kèo” Mua Lúa Xôn Xao Trên Đồng

Trước đây, nông dân thu hoạch lúa phải thuê nhân công cắt tay, gom - tuốt lúa và phải chuẩn bị phương tiện vận chuyển đường thủy mang về nhà. Lại phải phơi khô lúa rồi đón ghe bán. Thời nay, đã có máy gặt đập liên hợp, thương lái đến tận đồng thu mua lúa tươi. Vì vậy, thu hoạch xong, nông dân chỉ việc chờ cân lúa và… đếm tiền.

04/10/2014
Thái Nguyên Cấp Trên 23 Triệu Hom Chè Cho Nông Dân Thái Nguyên Cấp Trên 23 Triệu Hom Chè Cho Nông Dân

Hiện nay, các địa phương trong tỉnh Thái Nguyên đang triển khai trồng mới, trồng lại chè. Theo kế hoạch, năm nay, toàn tỉnh sẽ trồng mới, trồng lại 1.600 ha chè, trong đó 1.500 ha được hỗ trợ từ nguồn vốn đầu tư của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB); 100 ha được tỉnh hỗ trợ kinh phí.

04/10/2014
Khoai Lang Tím Nhật Tại Trà Vinh Không Người Mua Khoai Lang Tím Nhật Tại Trà Vinh Không Người Mua

Vụ hè thu này toàn tỉnh Trà Vinh có gần 800 ha trồng khoai lang tím nhật, tập trung chủ yếu ở Duyên Hải, Cầu Ngang và huyện Trà Cú, đến nay thu hoạch được gần 80% diện tích, số còn lại đã quá ngày thu hoạch nhưng vẫn không tìm được người mua.

04/10/2014