Kỹ Thuật Nuôi Tôm Càng Xanh Bằng Nước Ngầm

Từ lâu con tôm càng xanh ở đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu nuôi bằng nguồn nước sông, rạch là chính. Giờ đây có một cách làm mới còn chưa được nhiều người biết đến: nuôi tôm càng xanh bằng nguồn nước ngầm, con tôm phát triển nhanh, ít bệnh, tăng thu nhập và lợi nhuận cho người nông dân.
Chịu khó có con tôm
Từ nhiều năm nay, vùng đất bãi bồi ven dòng sông Hậu thuộc ấp Bình Quới 2, xã Bình Thạnh Đông, Phú Tân trồng lúa, trồng màu không hiệu quả. Một số nông dân đã chuyển sang mô hình thử nghiệm nuôi tôm càng xanh bằng nguồn nước ngầm đưa vào ao qua hệ thống xử lý.
Điển hình là hộ ông Phan Văn Oai, 43 tuổi, ở ấp Bình Quới 2, xã Bình Thạnh Đông, huyện Phú Tân, thành công nhiều vụ tôm càng xanh bằng nguồn nước ngầm. Ông Oai cho biết: nuôi tôm càng xanh, nguồn nước là quan trọng nhất, nó quyết định tới 80% sự thành công.
Nuôi tôm bằng hệ thống nước ngầm, trước khi đưa nước vào ao phải qua hệ thống xử lý giảm độ pH, tránh làm tôm bị sốc và chết. Ông Oai cho biết thêm, tôm càng xanh nuôi ở chân ruộng lúa hay nuôi bằng cách đăng quầng dễ bị bệnh và rủi ro vì môi trường nước sông rạch không ổn định.
Người nuôi tôm càng xanh bằng nguồn nước ngầm giảm chi phí đầu tư nhiều hơn so với nuôi tôm trên chân ruộng lúa hay nuôi đăng quầng bằng lưới cước.
Trong quá trình nuôi bằng nước ngầm, thường tôm bị bệnh vào những tháng hai đến tháng ba, do thời tiết chuyển đổi, mưa đầu mùa làm tôm chưa thích nghi với môi trường nước. Do đó cần xử lý các dịch bệnh từ nguồn nước trước khi cho vào ao bằng thuốc sát trùng.
Qua giai đoạn này thì tôm lớn nhanh cho đến khi thu hoạch. Chài tôm ở từng vuông tôm mỗi ngày nhằm phát hiện kịp thời các dịch bệnh và có cách xử lý bằng thuốc cho kịp thời để đạt hiệu quả cao trong vụ nuôi.
Từ vài hộ ban đầu, đến nay vùng bãi bồi Bình Thạnh Đông đã mở rộng ra 23 hộ với 8,5 ha. Tôm nuôi ngày càng đạt chất lượng và hiệu quả bởi người dân biết ứng dụng khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi.
Ông Nguyễn Hải Hồ, chủ tịch Hội nông dân xã Bình Thạnh Đông, huyện Phú Tân cho biết, năm 2002 cho đến nay bà con ở vùng này biết áp dụng kỹ thuật nuôi ở độ sâu từ 3 - 4 mét, sử dụng nguồn nước lấy từ lòng đất để đưa vào ao nuôi. Hiện nay, do nguồn nước ở các sông, rạch ngày càng bị ô nhiễm nặng, nên những hộ nuôi tôm càng xanh ở khu vực này yên tâm áp dụng mô hình mới này nuôi tôm bằng nguồn nước ngầm.
Theo kinh nghiệm của ông Trần Tấn Lợi, người nuôi thành công nhiều năm liền, chia sẻ: nuôi tôm sử dụng nước sông không bằng nước ngầm vì nước ngầm ổn định về chất dinh dưỡng trong nước, ít mang mầm bệnh tự nhiên, dễ xử lý khi xảy ra bệnh, tôm ít hao hụt.
Có thể bạn quan tâm

Tôm càng Hồ Tây còn gọi là tôm xanh tên khoa học là Macrobrachium nippovensis phân bố rộng ở sông, suối, ao, hồ chứa, ruộng nước, kênh mương. Tuy không lớn nhưng thịt thơm ngon, giá trị kinh tế cao. Gần đây ở Trung Quốc giá tôm này còn cao hơn tôm càng xanh. Ở Hồ Tây (Hà Nội) sản lượng đạt 30 – 40 tấn (1965).

Nhiệt độ thích hợp cho tôm càng xanh sinh trưởng và phát triển 22 – 230C, thích hợp nhất là 28 – 310C. Giới hạn nhiệt độ là 14 – 400C, mùa vụ nuôi tôm càng xanh ở miền Bắc thích hợp nhất là từ tháng 4 đến tháng 11 (dương lịch). Mùa đông ở miền Bắc nước ta thường kéo dài 4 – 5 tháng, nhiệt độ xuống thấp không những ảnh hưởng lớn đến những loài cá chịu lạnh kém (cá rô phi, cá chim trắng) mà còn ảnh hưởng nhiều đến sự tồn tại và sinh trưởng, phát triển của tôm càng xanh.

Tại xã Mỹ Hòa Hưng (TP.Long Xuyên), Sở Khoa học và Công nghệ An Giang vừa nghiệm thu mô hình dự án “Thực nghiệm xây dựng mô hình nuôi tôm càng xanh thương phẩm trong ao đất ở tỉnh An Giang”, do Tiến sĩ Dương Nhựt Long, Trường đại học Cần Thơ làm chủ nhiệm.

Tôm càng xanh là đối tượng thủy sản nước ngọt có giá trị kinh tế cao, được nuôi nhiều nước trên thế giới. Ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), các mô hình nuôi tôm càng xanh trong mương vườn, ruộng lúa, ao hồ...ngày càng phát triển. Trở ngại lớn nhất đối với các nông hộ khi nuôi tôm thịt từ giống nhân tạo mua từ các cơ sở ương là về chất lượng ( kích cỡ không đồng đều) và giá tôm giống cao (chiếm ³ 30% chi phí sản xuất).

Tôm Càng nước ngọt phân bố khắp các vùng nhiệt đới và á nhiệt đới trên thế giới. Hiện nay được biết có trên 100 loài, trong đó hơn một phần tư số này có ở châu Mỹ.