Kỹ Thuật Nuôi Ốc Hương Thương Phẩm
Có 4 loại hình nuôi ốc hương thương phẩm: nuôi đăng, nuôi lồng, nuôi ao đất, nuôi bể ximăng. Tùy thuộc điều kiện tự nhiên, vị trí nuôi từng vùng mà chọn loại hình nuôi cho thích hợp.
6.1. Nuôi ốc hương trong đăng, lồng
6.1.1. Điều kiện vùng nuôi
Chọn vị trí đặt lồng hoặc cắm đăng nuôi ở vùng nước trong sạch, chất đáy cát hoặc cát san hô, ít bùn, độ mặn 25 - 35‰ và ổn định. Nguồn nước không bị ảnh hưởng nước ngọt do tác động của nước sông vào mùa mưa. Lồng/đăng được làm chắc chắn, có lưới bảo vệ bên ngoài ngăn không cho cá dữ, cua ghẹ lọt vào ăn ốc. Độ sâu đặt lồng hoặc cắm đăng từ 1,5 mét nước trở lên.
Đăng nuôi phải chôn sâu xuống dưới cát ít nhất 10 cm để tránh ốc chui ra ngoài. Độ cao lưới cắm đăng phải vượt qúa mức nước triều cao nhất 1m để ốc không bị sóng đánh ra ngoài. Trong quá trình nuôi thường xuyên kiểm tra lưới, phát hiện kịp thời địch hại để diệt trừ, thường xuyên làm vệ sinh lồng lưới để nước lưu thông.
6.1.2. Thả giống
Kích cỡ giống: Cỡ giống thả tối thiểu đạt 8.000 –10.000 con/kg trở lên.
Mật độ thả: 500 – 1.000 con/m2.
6.1.3. Thời gian nuôi
Từ 5 - 6 tháng tùy theo điều kiện môi trường nuôi và quá trình quản lý chăm sóc.
6.1.4. Chăm sóc, quản lý
Thức ăn: cá, cua, ghẹ, trai nước ngọt, don, sút, …. Lượng thức ăn cho ăn hàng ngày bằng 5-10 % trọng lượng ốc nuôi. Cho ăn mỗi ngày 1 lần vào chiều tối. Cá không quá nhỏ, để nguyên con thả vào cho ăn. Trai, sút, sò, hầu… đập vỡ vỏ, cua, ghẹ lột mai, đập bể càng trước khi cho ăn.
Theo dõi lượng thức ăn thừa hàng ngày để điều chỉnh hệ số thức ăn cho phù hợp. Vớt toàn bộ thức ăn thừa, xương, đầu, cá, vỏ sò… ra khỏi lồng để tránh ô nhiễm nước.
Trường hợp nuôi lâu đáy lồng quá bẩn, có mùi hôi ốc sẽ không ăn và yếu dần, cần chuyển lồng sang vị trí mới. Nuôi trong đăng cắm cố định cần ngăn thành nhiều ngăn, ốc được chuyển sang ngăn mới khi ngăn cũ nuôi lâu ngày đáy bẩn.
6.1.5. Thu hoạch
Khi ốc nuôi đạt kích thước 90-150 con/kg có thể thu hoạch bán thương phẩm. Thu hoạch ốc trong đăng bằng cách đặt bẫy hoặc lặn bắt. Ốc nuôi trong lồng thu hoạch đơn giản bằng cách nhấc lồng nhặt ốc. Ốc sau khi thu hoạch cần nhốt trong giai (lồng treo) hoặc bể 1-2 ngày để làm sạch bùn đất và làm trắng vỏ trước khi xuất ra thị trường xuất khẩu.
6.2. Nuôi ốc hương trong ao
6.2.1. Điều kiện ao nuôi
Ao nuôi gần biển, nước trong sạch, chất đáy cát hoặc cát san hô, ít bùn. Độ mặn 25 - 35‰ và ổn định, nguồn nước không bị nước ngọt ảnh hưởng do tác động của nước sông vào mùa mưa. Ao có bờ chắc chắn, có lưới chắn xung quanh mép nước để ngăn không cho ốc bò lên bờ ao. Độ sâu ao từ 0,8 - 1,5 mét nước, đảm bảo nhiệt độ nước từ 26 - 30oC, tháo lấy nước dễ dàng, độ pH từ 7,5 - 8,5.
Ao nuôi phải được tẩy dọn sạch sẽ, diệt trừ địch hại, thường xuyên có lưới chặn ở cống phai khi lấy nước để ngăn không cho cá dữ, cua ghẹ vào ao ăn ốc con.
6.2.2. Thả giống
Kích cỡ giống: Cỡ giống thả 5.000 – 6.000 con/kg.
Mật độ thả: 50 – 100 con/m2.
6.2.3. Thời gian nuôi
Từ 5 - 6 tháng tùy theo điều kiện chăm sóc và môi trường ao nuôi.
6.2.4. Chăm sóc, quản lý
Cho ăn:
- Thức ăn : cá, trai nước ngọt, don, sút, cua ghẹ nhỏ giã cào ….
- Lượng thức ăn cho ăn hàng ngày bằng 5-10 % trọng lượng ốc nuôi. Cho ăn mỗi ngày 1 lần vào chiều tối. Cá không quá nhỏ, để nguyên con thả vào cho ăn. Trai, sú, sò, hầu … đập vỡ vỏ trước khi cho ăn.
- Thức ăn được thả vào các sàn hoặc vó, đặt đều khắp trong ao.
Chăm sóc, quản lý:
- Theo dõi lượng thức ăn thừa hàng ngày để điều chỉnh hệ số thức ăn cho phù hợp.
- Buổi sáng vớt toàn bộ thức ăn thừa, xương, đầu, cá, vỏ sò … trong các sàn hoặc vó ra khỏi ao để tránh ô nhiễm nước trong ao.
- Trường hợp nuôi lâu đáy ao quá bẩn, có mùi hôi ốc sẽ không ăn và yếu dần, cần chuyển ốc sang ao mới và cải tạo lại ao cũ sạch sẽ trước khi dùng lại.
- Thay nước thường xuyên giữ môi trường ao nuôi luôn sạch sẽ là điều kiện tốt giúp cho ốc lớn nhanh.
6.2.5. Thu hoạch
Khi ốc nuôi đạt kích thước 90-150 con/kg có thể thu hoạch bán thương phẩm. Tháo cạn nước trong ao, nhặt bắt ốc bằng tay hoặc dùng cào sắt để gom ốc. Chú ý ốc thường chui sâu trong lớp đáy ao khi rút cạn nước vì vậy cần nhặt bắt kỹ để tránh bỏ sót ốc trong ao. Ốc sau khi thu hoạch được nhốt trong giai hoặc trong bể 1-2 ngày để làm sạch bùn đất và làm trắng vỏ.
6.3. Nuôi ốc hương trong bể xi măng
6.3.1. Điều kiện bể nuôi
Bể xi măng có che bớt ánh sáng bằng lưới chắn nắng để nhiệt độ trong bể nuôi không quá 320C vào mùa hè. Đáy bể phủ cát mịn dày 2-3 cm. Độ mặn từ 30 – 35 ‰. Những ngày mưa lớn cần xả bớt lớp nước tầng mặt và giữ không cho độ mặn giảm xuống dưới 20 ‰. Mực nước nuôi giữ ở mức duy trì được nhiệt độ trong khoảng cho phép. Có thể nuôi ở mức nước từ 0,5 – 1,2 m.
6.3.2. Thả giống
Kích cỡ giống: Cỡ giống thả 10.000 –12.000 con/kg trở lên.
Mật độ thả: 100 – 200 con/m2.
6.3.3. Thời gian nuôi
5 – 7 tháng tùy theo điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng.
6.3.4. Chăm sóc, quản lý
Cho ăn:
- Thức ăn : cá, ghẹ, trai nước ngọt, don, sút, ….
- Lượng thức ăn cho ăn hàng ngày bằng 5-10 % trọng lượng ốc nuôi. Cho ăn mỗi ngày 1 hoặc 2 lần. Cá không quá nhỏ, để nguyên con thả vào cho ăn. Trai, sút, sò, hầu … đập vỡ vỏ trước khi cho ăn. Ghẹ cua (giã cào) bóc bỏ mui, đập vỡ càng trước khi cho ăn.
- Thức ăn được rải đều khắp bể.
Chăm sóc, quản lý:
- Theo dõi lượng thức ăn thừa hàng ngày để điều chỉnh hệ số thức ăn cho phù hợp.
- Buổi sáng vớt toàn bộ thức ăn thừa, xương, đầu, cá, vỏ sò … ra khỏi bể trước khi thay nước và cho ăn.
- Thay nước từ 50-70 % nước trong bể mỗi ngày. Định kỳ súc rửa đáy và thay lớp cát mới khi thấy đáy có mùi hôi và ốc kém ăn.
- Giữ môi trường bể nuôi luôn sạch sẽ là điều kiện tốt giúp cho ốc lớn nhanh.
- Trường hợp nuôi lâu đáy bể quá bẩn, có mùi hôi ốc sẽ không ăn và yếu dần, cần chuyển ốc sang bể mới và vệ sinh bể sạch sẽ trước khi dùng lại.
6.3.5. Thu hoạch
Khi ốc nuôi đạt kích thước 90-150 con/kg có thể thu hoạch bán thương phẩm.
Có thể bạn quan tâm
Vừa qua, người dân ở Vạn Ninh không khỏi bàng hoàng khi ốc hương nuôi chung với tôm hùm lồng tại khu vực thôn Xuân Tự, xã Vạn Hưng chết hàng loạt, trong khi ốc hương thương phẩm trên thị trường giá đang rất cao. Hầu như cơn 'đại dịch' ốc hương vừa qua không thể cứu chữa được, các cơ quan chức năng trong tỉnh phải bó tay. Theo ước tính ban đầu, người nuôi trồng thủy sản (NTTS) trên địa bàn huyện thiệt hại gần 2 tỷ đồng. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng ốc hương chết hàng loạt?
Ốc hương là loài động vật thân mềm, thuộc lớp chân bụng, phân bố rải rác dọc ven biển miền trung. Ốc hương còn là đặc sản biển, có giá trị dinh dưỡng và xuất khẩu cao. Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 3 (Bộ Thủy sản) đã nghiên cứu thành công quy trình sản xuất giống và nuôi ốc hương thương phẩm.
Ốc hương là loài thủy sản sống trong môi trường nước biển tự nhiên, có độ mặn khoảng 30-34 phần ngàn, có nhiều ở một số tỉnh ven biển miền Trung. Lâu nay ngư dân chỉ biết khai thác từ tự nhiên. Vài 3 năm trở lại đây Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 3 (Bộ Thủy sản) đã cho sinh sản nhân tạo thành công ốc hương và chuyển giao quy trình nhân giống, cung cấp giống bố mẹ và nguồn giống tảo lục làm thức ăn cho ấu trùng cho các tỉnh. Tiếp nhận quy trình này, Trạm Thực nghiệm Giống nuôi trồng thủy sản Cát Tiên (thuộc Trung tâm khuyến ngư và Nghiên cứu ứng dụng thủy sản Bình Định) đã nhân giống ốc hương thành công.
Năm 2000 ở huyện Vạn Ninh, đi đâu cũng nghe người dân bàn tán về chuyện nuôi ốc hương xuất khẩu. Những 'ông trùm' tôm hùm cũng trực tiếp đến hoặc điện thoại tới Trung tâm Nghiên cứu thủy sản (NCTS) III (BộThủy sản) để hỏi cụ thể về giống và kỹ thuật nuôi. Vừa qua, chúng tôi đã gặp Tiến sĩ Nguyễn Thị Xuân Thu - Phó Giám đốc Trung tâm NCTS III, tác giả của công trình khoa học (CTKH) cho ốc hương (Babyloniareolata, link 1807) sinh sản nhân tạo để tìm hiểu thêm mô hình nuôi ốc hương thương phẩm còn rất mới mẻ ở Việt Nam.
Tùy từng điều kiện tự nhiên mà chọn loại hình nuôi ốc hương thương phẩm: nuôi đăng hoặc lồng, nuôi ao đất, nuôi bể xi-măng.