"> "/>
Trang chủ / Hải sản / Ốc hương

Sôi Động Thị Trường Ốc Hương Giống

Sôi Động Thị Trường Ốc Hương Giống
Ngày đăng: 17/12/2011

Sau khi đề tài khoa học cấp nhà nước cho ốc hương sinh sản nhân tạo và nuôi thương phẩm của trung tâm nghiên cứu thủy sản (NCTS) 3 (Bộ thủy sản) thành công, nhiều hộ dân ở huyện Vạn Ninh nắm bắt thời cơ nuôi được 2-3 vụ ốc hương thương phẩm đạt hiệu quả kinh tế khá cao. Hiện nay nhiều người dân trong tỉnh đang ráo riết đi tìm mua giống ốc hương để nuôi. Do vậy, thị trường ốc giống diễn ra rất sôi động ở các địa phương ven biển.

Qua nghiên cứu tài liệu và mô hình trại sản xuất giống ốc hương của Trung tâm NCTS 3, so sánh với cách thức nuôi đẻ của một số người đang làm, có mấy vấn đề cần phải quan tâm khi xây dựng trại: Nguồn nước lấy từ biển vào các hồ chứa phải trong sạch, không bị nhiễm bẩn, Xây dựng các bể ươm ốc dài và thấp để dễ quan sát và chăm sóc ốc (làm theo các hồ giống tôm sú là không kiểm soát được, dẫn đến hao hụt: 50%, có khi 80% số lượng ấu trùng); Hệ thống trại phải thoáng mát nhưng tuyệt đối tránh nước mưa; Mọi thao tác sang chuyển ốc con trong bể phải nhẹ nhàng, tránh va chạm mạnh ốc sẽ bị vỡ...

Bỏ tôm đi làm ốc.

Năm 2002, trên lãnh thổ Việt Nam chỉ có duy nhất ai sản xuất giống ốc hương ở đảo Trí Nguyên, TP. Nha Trang. Sau đó, nhiều lớp tập huấn của Trung tâm NCTS 3 chuyển giao quy trình cho ốc hương để nhân tạo đến với những người nuôi thủy sản. Ðến thời điểm này, chưa có một cơ quan chức năng nào thống kê được trong toàn tỉnh có bao nhiêu trại sản xuất giống ốc hương. Bởi vì nhiều trại sản xuất tôm sú giống bị thua lỗ, thấy ốc hương làm ra được bao nhiêu thì tiêu thụ hết bấy nhiêu, nên chuyển sang làm giống ốc hương ngày càng nhiều.

Tôi có hai người chị ở thị trấn Vạn Giã, suốt 3 tháng nay cứ đi lại, hỏi han về chuyện xây trại sản xuất ốc hương. Có lần chị bảo với tôi: "Em vào Trung tâm NCTS 3 tìm cho chị một người đứng ra làm kỹ thuật để liên kết sản xuất ốc giống''.

Tìm không ra cán bộ kỹ thuật, chị tôi vào trại người bạn đã sản xuất ốc thành công để học 3 ngày về mọi thao tác kỹ thuật cho ốc hương sinh sản và nuôi ấu trùng, ốc con... Ngày14-10-2002, tôi đã thấy chị có ốc bố mẹ bỏ trong hồ. Không chỉ chị tôi mà nhiều người ở huyện Vạn Ninh suốt ngày, suốt đêm cứ loay hoay cách xây dựng hồ, trại cho sản xuất giống ốc hương. Riêng ở Vạn Lương và Vạn Hưng đã có gần 15 trại sản xuất giống ốc hương, trở thành địa phương có số lượng trại sản xuất giống ốc hương lớn nhất nước ta. Có trại đã tung ra thị trường 200 - 400 nghìn con, lãi 30 - 40 triệu đồng, nhưng có trại thất bại.

Lần mò tìm mua ốc bố mẹ

Con ốc hương khác hẳn hoàn toàn tôm sú bố mẹ, nơi nào chúng cũng sinh sống và phát triển được. Ốc hương có nhiều nhất từ tỉnh Bình Thuận trở vào Bà Rịa - Vũng tàu, Kiên Giang. Những năm trước như dân khai thác ốc tự nhiên rất nhiều. Khi thị trường Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan... ăn mạnh ốc hương thì số lượng khai thác xuất khẩu nhiều, ốc lớn trở nên khan hiếm. Đặc biệt, năm 2001 - 2002 số người sản xuất ốc giống tăng đột biến. Do vậy, vấn đề ốc hương bố mẹ được nhiều người quan tâm. Năm 2000, 1kgốc bốmẹ/20 con 40.000 - 60.000 đồng, năm 2002 đã lên 120.000 - 160.000 đồng/kg. Thế nhưng, việc mua được ốc giống không dễ dàng chút nào.

Các chủ trại ốc giống phải lần mò vào các vùng dân cư ven biển phía Nam tìm mua ốc bố mẹ. Nếu không có điều kiện đi mua thì phải đặt các lái buôn, thời gian 5 - 15 ngày mới có ốc. Nhưng không phải lúc nào cũng như ý muốn, bởi vì trên thực tế có nhiều người xảo trá, họ đi mua số ốc đã đẻ nuôi lại một vài ngày ở ngoài biển, sau đó đưa đi bán. Ðại bộ phận các trại sản xuất ốc hương giống đều mới mẻ, chưa có kinh nghiệm. Thường thì người bán trộn vào 50% số ốc đã đẻ và ốc chưa đẻ. Ông Nguyễn Ngọc Ánh, chủ trại sản xuất giống ốc hương ở xã Vạn Hưng, Vạn Ninh cho biết: "nhìn bằng mắt thường không xácđịnh được ốc đẻ hay chưa đẻ. Theo kinh nghiệm của tôi, ốc có màu tươi sáng là mới đánh bắt ở biển, còn ốc có màu sẫm, sần sùi là ốc nuôi lâu ngày trong hồ đẻ''.

Những vấn đề cần quan tâm khi mua con giống

Từ đầu năm đến nay, nhu cầu sử dụng con giống ốc hương của người nuôi trồng thủy sản ở tỉnh ta rất lớn, nhưng Trung tâm NCTS 3 và các trại sản xuât ốc giống tư nhân không đáp ứng nổi. Ở huyện Vạn Ninh có nhiều người đã làm xong lồng mà không xoay đâu ra ốc giống để nuôi. Các trại sản xuất đều làm ở trại tôm sú nên bình quân mỗi trại chỉ đạt 50.000 - 100.000 con/2 - 3 tháng. Vì vậy, có ai quen thân với chủ trại mới mua được vài chục nghìn con giống, còn không vẫn cứ chờ dài. Giá 1kg ốc hương/14.000con là 4,2 triệu đồng, 10.000 con/kg là 3 triệu đồng, 5.000 con/kg 1,5 triệu đồng.

Tại các trại sản xuất giống ốc hương, giá bán từ 10.000- 15.000 con/kg. Tiến sĩ Nguyễn Thị Xuân Thu, Phó Giám đốc Trung tâm NCTS 3 (tác giả của công trình khoa học cho ốc hương sinh sản nhân tạo và nuôi thương phẩm) cho biết: ''Nuôi ốc hương trên 11.000 con/kg sẽ bị hao hụt nhiều, vì ốc còn rất nhỏ, sức chịu đựng với môi trường ngoài biển thấp". Ốc giống cỡ 1.000 - 8.000 con/kg nuôi ở lồng với mức nước 1 - 3m, ít sóng biển là an toàn nhất. Chú ý khi mua phải xem kích cỡ của ốc để làm lưới cho phù hợp, tránh tình trạng ốc quá nhỏ mà làm lưới thưa ốc sẽ lọt ra ngoài. Trong quá trình ươm ốc nhỏ cần theo dõi kỹ, thường xuyên làm vệ sinh đáy lồng.

Anh Lê Viết Xuân nuôi ốc ở xã Vạn Hưng, Vạn Ninh cho hay: ''Nếu như lồng nuôi ốc luôn sạch sẽ, không có thức ăn dư thừa, ốc sẽ ăn khỏe và nhanh lớn''. Anh mua ốc giống 8.000 con/kg, nuôi 20 ngày đạt 1.000 con/kg và sau 4 tháng đã thu hoạch đạt 100 con/kg (Anh Xuân thả nuôi 60.000 con, trừ chi phí còn lãi 20 triệu đồng). Nhiều người đặt câu hỏi, ốc hương có nuôi ở đìa như tôm sú được không? Hiện nay, Trung tâm NCTS 3 đang còn nuôi thực nghiệm tại Xuân Tụ, Vạn Hưng. Vấn đề nuôi trồng chưa được kết luận, đánh giá hiệu quả kinh tế như thế nào, bà con không nên nôn nóng nuôi ốc hương ở đìa.

Nếu như được nuôi con gióng thì nuôi ở đăng,lồng trên biển, thời gian nuôi được rút ngắn, hiệu quả kinh tế cao. Sau khi đề tài khoa học cấp nhà nước cho ốc hương sinh sản nhân tạo và nuôi thương phẩm của trung tâm nghiên cứu thủy sản (NCTS) 3 (Bộ thủy sản) thành công, nhiều hộ dân ở huyện Vạn Ninh nắm bắt thời cơ nuôi được 2-3 vụ ốc hương thương phẩm đạt hiệu quả kinh tế khá cao. Hiện nay nhiều người dân trong tỉnh đang ráo riết đi tìm mua giống ốc hương để nuôi. Do vậy, thị trường ốc giống diễn ra rất sôi động ở các địa phương ven biển.

Qua nghiên cứu tài liệu và mô hình trại sản xuất giống ốc hương của Trung tâm NCTS 3, so sánh với cách thức nuôi đẻ của một số người đang làm, có mấy vấn đề cần phải quan tâm khi xây dựng trại: Nguồn nước lấy từ biển vào các hồ chứa phải trong sạch, không bị nhiễm bẩn, Xây dựng các bể ươm ốc dài và thấp để dễ quan sát và chăm sóc ốc (làm theo các hồ giống tôm sú là không kiểm soát được, dẫn đến hao hụt: 50%, có khi 80% số lượng ấu trùng); Hệ thống trại phải thoáng mát nhưng tuyệt đối tránh nước mưa; Mọi thao tác sang chuyển ốc con trong bể phải nhẹ nhàng, tránh va chạm mạnh ốc sẽ bị vỡ...

Bỏ tôm đi làm ốc.

Năm 2002, trên lãnh thổ Việt Nam chỉ có duy nhất ai sản xuất giống ốc hương ở đảo Trí Nguyên, TP. Nha Trang. Sau đó, nhiều lớp tập huấn của Trung tâm NCTS 3 chuyển giao quy trình cho ốc hương để nhân tạo đến với những người nuôi thủy sản. Ðến thời điểm này, chưa có một cơ quan chức năng nào thống kê được trong toàn tỉnh có bao nhiêu trại sản xuất giống ốc hương. Bởi vì nhiều trại sản xuất tôm sú giống bị thua lỗ, thấy ốc hương làm ra được bao nhiêu thì tiêu thụ hết bấy nhiêu, nên chuyển sang làm giống ốc hương ngày càng nhiều.

Tôi có hai người chị ở thị trấn Vạn Giã, suốt 3 tháng nay cứ đi lại, hỏi han về chuyện xây trại sản xuất ốc hương. Có lần chị bảo với tôi: "Em vào Trung tâm NCTS 3 tìm cho chị một người đứng ra làm kỹ thuật để liên kết sản xuất ốc giống''.

Tìm không ra cán bộ kỹ thuật, chị tôi vào trại người bạn đã sản xuất ốc thành công để học 3 ngày về mọi thao tác kỹ thuật cho ốc hương sinh sản và nuôi ấu trùng, ốc con... Ngày14-10-2002, tôi đã thấy chị có ốc bố mẹ bỏ trong hồ. Không chỉ chị tôi mà nhiều người ở huyện Vạn Ninh suốt ngày, suốt đêm cứ loay hoay cách xây dựng hồ, trại cho sản xuất giống ốc hương. Riêng ở Vạn Lương và Vạn Hưng đã có gần 15 trại sản xuất giống ốc hương, trở thành địa phương có số lượng trại sản xuất giống ốc hương lớn nhất nước ta. Có trại đã tung ra thị trường 200 - 400 nghìn con, lãi 30 - 40 triệu đồng, nhưng có trại thất bại.

Lần mò tìm mua ốc bố mẹ

Con ốc hương khác hẳn hoàn toàn tôm sú bố mẹ, nơi nào chúng cũng sinh sống và phát triển được. Ốc hương có nhiều nhất từ tỉnh Bình Thuận trở vào Bà Rịa - Vũng tàu, Kiên Giang. Những năm trước như dân khai thác ốc tự nhiên rất nhiều. Khi thị trường Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan... ăn mạnh ốc hương thì số lượng khai thác xuất khẩu nhiều, ốc lớn trở nên khan hiếm. Đặc biệt, năm 2001 - 2002 số người sản xuất ốc giống tăng đột biến. Do vậy, vấn đề ốc hương bố mẹ được nhiều người quan tâm.

Năm 2000, 1kgốc bốmẹ/20 con 40.000 - 60.000 đồng, năm 2002 đã lên 120.000 - 160.000 đồng/kg. Thế nhưng, việc mua được ốc giống không dễ dàng chút nào. Các chủ trại ốc giống phải lần mò vào các vùng dân cư ven biển phía Nam tìm mua ốc bố mẹ. Nếu không có điều kiện đi mua thì phải đặt các lái buôn, thời gian 5 - 15 ngày mới có ốc. Nhưng không phải lúc nào cũng như ý muốn, bởi vì trên thực tế có nhiều người xảo trá, họ đi mua số ốc đã đẻ nuôi lại một vài ngày ở ngoài biển, sau đó đưa đi bán.

Ðại bộ phận các trại sản xuất ốc hương giống đều mới mẻ, chưa có kinh nghiệm. Thường thì người bán trộn vào 50% số ốc đã đẻ và ốc chưa đẻ. Ông Nguyễn Ngọc Ánh, chủ trại sản xuất giống ốc hương ở xã Vạn Hưng, Vạn Ninh cho biết: "nhìn bằng mắt thường không xácđịnh được ốc đẻ hay chưa đẻ. Theo kinh nghiệm của tôi, ốc có màu tươi sáng là mới đánh bắt ở biển, còn ốc có màu sẫm, sần sùi là ốc nuôi lâu ngày trong hồ đẻ''.

Những vấn đề cần quan tâm khi mua con giống

Từ đầu năm đến nay, nhu cầu sử dụng con giống ốc hương của người nuôi trồng thủy sản ở tỉnh ta rất lớn, nhưng Trung tâm NCTS 3 và các trại sản xuât ốc giống tư nhân không đáp ứng nổi. Ở huyện Vạn Ninh có nhiều người đã làm xong lồng mà không xoay đâu ra ốc giống để nuôi. Các trại sản xuất đều làm ở trại tôm sú nên bình quân mỗi trại chỉ đạt 50.000 - 100.000 con/2 - 3 tháng. Vì vậy, có ai quen thân với chủ trại mới mua được vài chục nghìn con giống, còn không vẫn cứ chờ dài. Giá 1kg ốc hương/14.000con là 4,2 triệu đồng, 10.000 con/kg là 3 triệu đồng, 5.000 con/kg 1,5 triệu đồng.

Tại các trại sản xuất giống ốc hương, giá bán từ 10.000- 15.000 con/kg. Tiến sĩ Nguyễn Thị Xuân Thu, Phó Giám đốc Trung tâm NCTS 3 (tác giả của công trình khoa học cho ốc hương sinh sản nhân tạo và nuôi thương phẩm) cho biết: ''Nuôi ốc hương trên 11.000 con/kg sẽ bị hao hụt nhiều, vì ốc còn rất nhỏ, sức chịu đựng với môi trường ngoài biển thấp". Ốc giống cỡ 1.000 - 8.000 con/kg nuôi ở lồng với mức nước 1 - 3m, ít sóng biển là an toàn nhất.

Chú ý khi mua phải xem kích cỡ của ốc để làm lưới cho phù hợp, tránh tình trạng ốc quá nhỏ mà làm lưới thưa ốc sẽ lọt ra ngoài. Trong quá trình ươm ốc nhỏ cần theo dõi kỹ, thường xuyên làm vệ sinh đáy lồng. Anh Lê Viết Xuân nuôi ốc ở xã Vạn Hưng, Vạn Ninh cho hay: ''Nếu như lồng nuôi ốc luôn sạch sẽ, không có thức ăn dư thừa, ốc sẽ ăn khỏe và nhanh lớn''. Anh mua ốc giống 8.000 con/kg, nuôi 20 ngày đạt 1.000 con/kg và sau 4 tháng đã thu hoạch đạt 100 con/kg (Anh Xuân thả nuôi 60.000 con, trừ chi phí còn lãi 20 triệu đồng).

Nhiều người đặt câu hỏi, ốc hương có nuôi ở đìa như tôm sú được không? Hiện nay, Trung tâm NCTS 3 đang còn nuôi thực nghiệm tại Xuân Tụ, Vạn Hưng. Vấn đề nuôi trồng chưa được kết luận, đánh giá hiệu quả kinh tế như thế nào, bà con không nên nôn nóng nuôi ốc hương ở đìa. Nếu như được nuôi con gióng thì nuôi ở đăng,lồng trên biển, thời gian nuôi được rút ngắn, hiệu quả kinh tế cao.


Có thể bạn quan tâm

Phòng bệnh ký sinh trùng trên ốc hương Phòng bệnh ký sinh trùng trên ốc hương

Dịch bệnh trên ốc hương phát triển nhiều, đặc biệt là bệnh do ký sinh trùng gây ra làm giảm năng suất, hiệu quả nuôi trồng.

15/08/2018
Nuôi ốc hương trên cát Nuôi ốc hương trên cát

Một số hộ dân ở vùng Ngũ Điền, huyện Phong Điền, tỉnh TT-Huế đã chuyển đổi một số diện tích sang nuôi ốc hương, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao.

04/12/2019
Nguyên nhân ốc hương chết liên tục Nguyên nhân ốc hương chết liên tục

Thời gian qua, người nuôi ốc hương trên địa bàn huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) đứng ngồi không yên khi ốc liên tục chết, thậm chí có hộ thả nuôi đến lần thứ 2

10/12/2019
Giá trị pH thích hợp cho việc ương giống ốc bươu đồng Giá trị pH thích hợp cho việc ương giống ốc bươu đồng

Một nghiên cứu của các nhà khoa học tại trường Đại Học Cần Thơ đã cho thấy ảnh hưởng của các giá trị pH khác nhau đến kết quả ương giống ốc bươu đồng.

11/12/2019
Cơ hội phát triển nghề sản xuất giống và nuôi ốc nhảy thương phẩm Cơ hội phát triển nghề sản xuất giống và nuôi ốc nhảy thương phẩm

Nhóm nghiên cứu của Trường Đại học Nha Trang (Khánh Hòa) vừa sản xuất thành công giống ốc nhảy nhân tạo, mở ra cơ hội phát triển nghề nuôi thương phẩm đối tượng

10/01/2020