Xác định số ngày cai sữa là việc làm rất quan trọng
Trường hợp đặc biệt thì dưới 2 tuần cho cai sữa, thông thường thời gian cho heo con bú sữa bình quân 20 ~ 26 ngày. Nhiều trang trại chỉ cho heo con bú từ 22 ~ 24 ngày. Cai sữa sớm tức là trước 21 ngày thì khi được cho giao phối lại sẽ ảnh hưởng đến số ngày lên giống lại, tỉ lệ rụng trứng, thể trạng của heo con lứa tiếp theo và sau khi cai sữa tăng trưởng chậm.
Heo con khi cai sữa thì sức tăng trưởng sẽ bị chững lại trong một thời gian. Trọng lượng ngày cai sữa là 5 kg thì chững lại từ 5 ~ 7 ngày, 6 kg là 3 ngày, 7 kg là 2 ngày. Vì vậy trường hợp cai sữa dưới 6 kg, khoảng trên dưới 5 kg nhiều thì đó là nguyên nhân của sự phát triển kém, chênh lệch trọng lượng giữa các cá thể lớn. Nếu việc cai sữa muộn hơn mức cần thiết, thể lực nái sẽ bị bào mòn, số ngày lên giống lại chậm, lên giống lại không rõ, làm giảm số lứa đẻ trong năm. Giữa bình quân ngày cai sữa 22 và 26 thì chênh lệch số lứa đẻ năm là 0.07.
Tuy cai sữa 18 ngày và 22 ngày có 4 ngày chênh lệch nhưng số ngày lên giống lại không khác biệt nên số lứa đẻ trong năm hầu như không có thay đổi. Trường hợp cai sữa trước 18 ngày, khoảng 16 ngày nhằm bảo vệ sức khỏe nái thì số ngày lên giống lại sẽ bị kéo dài.
Đánh giá việc cai sữa cũng có trường hợp được quyết định phụ thuộc vào điều kiện của heo mẹ và heo con. Thể trọng của heo con được bú sữa khoảng từ 21 ~ 25 ngày là 6 kg và nếu cả heo mẹ và heo con đều thoải mái là tiêu chuẩn tốt nhất.
Ở một số trang trại nhỏ nên tiến hành phương pháp kéo dài thời gian cai sữa 4 tuần để cải thiện sức khỏe heo nhưng cũng cần phải phán đoán các yếu tố ảnh hưởng đến số lứa đẻ trong năm.
Cai sữa dưới 21 ngày sẽ gây nhiều tổn thất chung nếu không có biện pháp quản lý thật tốt vì thế nên hạn chế làm theo phương pháp này là tốt nhất.
Trường hợp heo con ghép bầy với nái để tối ưu hóa số ngày cai sữa là điều rất quan trọng. Việc chuyển chỗ ở của heo con hay tách heo mẹ vào cũi riêng cũng cần cẩn trọng.
Kết hợp cho heo con bú sữa mẹ và cho ăn dặm sẽ tạo điều kiện cho heo con có thể quen hấp thụ thức ăn được từ từ đến khi cai sữa hẳn và heo con sẽ dần quen với cuộc sống tự lập.
Có trang trại gặp trường hợp heo con thời kỳ bú sữa mẹ vẫn bị còi cọc, có thể do trang trại đó có vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy, dù cố gắng chữa trị cũng không mang lại hiệu quả tốt.
Heo con mắc bệnh tiêu chảy khi còn bú sữa mẹ sẽ rất khó hồi sức và sẽ chậm lớn. Ngay cả sau khi cai sữa sức đề kháng của cơ thể cũng kém, tỉ lệ tái phát bệnh cao, còi cọc yếu ớt, kém ăn. Việc phán đoán tốt cho thời kỳ cai sữa để góp phần nâng cao hiệu quả chăn nuôi là mấu chốt rất quan trọng.
Có thể bạn quan tâm
Thức ăn có ảnh hưởng quan trọng đến quá trình chăn nuôi heo thịt. Thức ăn giúp cho con giống phát triển tốt, tùy theo từng giai đoạn phát triển của heo thịt mà cung cấp khẩu phần hợp lý để đáp ứng đầy đủ dinh dưỡng cho heo thịt.
Thời gian mang thai của heo nái bình quân: 114 ngày, trong thời gian mang thai việc nuôi dưỡng và chăm sóc heo cần lưu ý các vấn đề sau:
1. Tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng và thực hiện đúng quy trình vệ sinh thú y: Thường xuyên vệ sinh chuồng trại, hàng ngày phải quét dọn chuồng sạch sẽ, chuồng trại phải khô ráo.