Trang chủ / Gia súc-Gia cầm / Nuôi lợn (Heo)

Các yêu cầu vệ sinh thú y trong chăn nuôi heo

Các yêu cầu vệ sinh thú y trong chăn nuôi heo
Tác giả: NCN
Ngày đăng: 17/12/2015

a/ Đối với chuồng trại:

- Chuồng nuôi và khu vực xung quanh cần quét dọn sạch sẽ thường xuyên, khơi thông cống rãnh, phát quang bụi rậm và đốt rác thải. Nền chuồng cần khô ráo, tránh để ngập phàn, nước tiểu heo.

- Khi không có bệnh thì dùng thuốc sát trùng tiêu độc mỗi tháng 1 lần, khi có bệnh dịch thì làm 1 tuần 3 lần.

- Trước khi đưa heo vào nuôi và sau khi xuất heo, rửa chuồng bằng nước là sạch, thu gom hết phân rác rồi tẩy trùng bằng nước xà phòng hoặc nước vôi 10%. Để trống chuồng 5 - 7 ngày trước khi nuôi đợt mới.

- Khi đã có heo trong chuồng mà cần khử trùng, có thể dùng các dung dịch như Virkon, Halamid, BKA...

- Cần có 2 ô chuồng cách ly tách biệt với chuồng nuôi để ở cuối chiều gió. Một ô để nuôi heo có bệnh để chữa trị. Một ô để nuôi heo mới mua về, theo dõi trong2tuần, nếu không có biểu hiện bệnh mới cho nhập đàn.

- Đối với trang trại nuôi heo tập trung: cần có hố vôi bột hoặc dung dịch sát trùng ở lối đi trước cửa chuồng và trại chăn nuôi để người và phương tiện khi ra vào bắt buộc phải đi vào hố này.

b/ Đối với dụng cụ chăn nuôi:

- Máng ăn, máng uống, dụng cụ chăn nuôi cần được rửa sạch, phơi nắng hoặc dội nước sôi khử trùng hàng ngày.

- Khi người nuôi vào chuồng phải mặc quần áo bảo hộ. Khi ra khỏi chuồng phải thay quần áo này, để lại giặt và sát trùng.

2. Đối với đàn heo

- Phải tạo không gian hợp lý: không quá chật hẹp, chen chúc, được thoáng mát về mùa hè, ấm áp tránh gió lùa về mùa đông.

- Không để heo dầm mình trong phân.

- Hàng ngày nếu về mùa ấm nóng, tắm bằng vòi nước lạnh cho heo.

3. Các biện pháp tiêu độc khử trùng

- Tận dụng tối đa nguồn ánh nắng mặt trời để khử trùng máng ăn, máng uống và dụng cụ chăn nuôi để tiết kiệm năng lượng và chi phí.

- Dùng nước sôi để khử trùng máng ăn, máng uống, dội nền chuồng khi cần (tùy điều kiện, có thể lắp hệ thống cung cấp nước nóng bằng năng lượng mặt trời).

- Rắc vôi bột hoặc quét nước vôi 10% (1kg vôi tôi + 10 lít nước) xung quanh tường, nền chuồng, để yên 2 - 3 ngày rồi quét dọn sạch sẽ.

- Hoặc dùng một số hóa chất sát trùng nhưFormol1 - 3%, cresyl 3 -5%,Cloramin.T 2%, xút NaOH 1 - 2%, BKA3%. Chú ý: khi có gia súc trong chuồng thì không nên phun các hóa chất vì có thể gây kích ứng da, hoặc đường hô hấp cho heo.

4. Vệ sinh thức ăn và nước uống

- Cần rửa sạch các loại rau củ trước khi cho heo ăn.

- Không dùng thức ăn ôi, thiu, mốc.

- Không dùng thức ăn không rõ nguồn gốc hoặc quá hạn sử dụng.

- Không cho heo ăn các phụ phẩm từ lò mổ, từ nhà hàng khách sạn, từ chợ mà không qua nấu chín.

- Sử dụng nước sạch cho heo uống, không dùng nước đục, nước ao tù.

- Nước giếng khoan có hàm lượng sắt cao hoặc các chất độc phải xử lý trước khi cho heo uống.


Có thể bạn quan tâm

Cho heo ăn uống đúng cách Cho heo ăn uống đúng cách

Thức ăn có ảnh hưởng quan trọng đến quá trình chăn nuôi heo thịt. Thức ăn giúp cho con giống phát triển tốt, tùy theo từng giai đoạn phát triển của heo thịt mà cung cấp khẩu phần hợp lý để đáp ứng đầy đủ dinh dưỡng cho heo thịt.

17/12/2015
Chăm sóc heo nái mang thai Chăm sóc heo nái mang thai

Thời gian mang thai của heo nái bình quân: 114 ngày, trong thời gian mang thai việc nuôi dưỡng và chăm sóc heo cần lưu ý các vấn đề sau:

17/12/2015
Bệnh cúm heo Bệnh cúm heo

Đây là bệnh truyền nhiễm đường hô hấp do virus gây ra, đặc trưng bởi những triệu chứng xảy ra thình lình nhưng chóng khỏi, con vật sốt cao, ho, thở khó. Chủ yếu ở heo con còn bú (1-2 tháng tuổi). Heo trưởng thành cũng có thể mắc bệnh nhưng nhẹ hơn. Bệnh chủ yếu lây lan qua đường hô hấp.

17/12/2015
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.