Trang chủ / Gia súc-Gia cầm / Nuôi gà

Kỹ Thuật Nuôi Gà Siêu Hiệu Quả Ở Nhật Bản

Kỹ Thuật Nuôi Gà Siêu Hiệu Quả Ở Nhật Bản
Ngày đăng: 02/08/2013

Lịch sử ngành công nghiệp nuôi gà của Nhật Bản đã bước sang một giai đoạn mới, quốc gia này đã áp dụng một số kỹ thuật mới trong công nghiệp nuôi gà thịt và gà đẻ trứng. Sau đây xin giới thiệu một vài kỹ thuật đó:

Phương pháp miễn dịch tròn đời từ khi gà nở đến khi được 18 ngày tuổi, trên vỏ trứng chọn một điểm tùy ý, dùng giấm làm mềm điểm đó, sau đó tiêm một liều vacxin phòng bệnh vào phôi thai, khi gà con nở ra về cơ bản đã có trong mình khả năng phòng bệnh trọn đời.

Trong vòng 15 ngày khi trứng nở, cho gà con uống thêm nước đường, thêm 8% dung dịch đường mía (đường sucroza) vào trong nước uống của gà, việc làm này khiến tỉ lệ tử vong của gà giảm đi một nửa.

Trong vòng 24 giờ sau khi gà nở chưa thể ăn uống được, tiến hành cắt mào gà mái không chỉ có thể tiết kiệm được thức ăn mà còn tránh được các loại tổn thương ở mào gà sau khi gà trưởng thành; tăng 4% tỉ lệ đẻ trứng ở gà mẹ sau khi bắt đầu sinh sản.

Cắt cánh vỗ béo gà thịt: Lựa chọn những con gà con khỏe mạnh khi chúng được 2 – 20 ngày tuổi, 2 tiếng đồng hồ trước khi cắt cánh dừng ăn, dừng uống cho gà đồng thời dùng dây buộc chặt trước sau cánh gà, để phòng chảy máu quá nhiều, sau đó dùng dao đã khử trùng cắt bỏ phần cánh từ khớp xương, chỗ vết thương bôi bột kháng viêm và thuốc tím.

Sau đó đặt gà ở nơi yên tĩnh có ánh sáng yếu, nhiệt độ ấm, hai ngày sau cho ăn cho uống, 1 tuần sau thì thả chung vào đàn. Loại gà không cánh này tiêu hao năng lượng ít, sinh trưởng nhanh, cơ bắp rắn chắc, tăng giá trị gà thịt.

Cho gà ăn Colin: Cho thêm chất Colin nồng độ 0,05% vào thức ăn của gà có thể tăng tỉ lệ đẻ trứng, trọng lượng trứng bình quân tăng 2,8 gam.

Thay đổi ảnh sáng trong vòng một tháng đầu khi gà mẹ đẻ trứng, lấy 28 giờ đồng hồ làm một ngày chu kì, cứ 12 giờ chiếu sáng lại có 16 giờ không có ánh sáng hoán đổi cho nhau, sự đẻ trứng có thể tăng bình quân 10%, đồng thời vỏ trứng sẽ chắc hơn, tỉ lệ đẻ trứng nhỏ là rất ít.


Có thể bạn quan tâm

Bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà Bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà

Bệnh Ký sinh trùng đường máu ở gà hay còn gọi là bệnh sốt rét gà, xuất hiện trên khắp thế giới, thường xảy ra nhiều ở các nước Châu Á, đặc biệt là các nước trồng lúa nước. Bệnh xảy ra quanh năm nhưng thường tập trung vào mùa nóng ẩm từ tháng 2 đến tháng 7 hàng năm. Bệnh có thể xảy ra ở phạm vi rộng có tính chất vùng, nhưng tỉ lệ lây lan trong đàn chậm tùy thuộc vào ký chủ trung gian truyền bệnh. Tỉ lệ nhiễm bệnh từ 15 - 20%, tỉ lệ tử vong rất cao tới 70% đối với gà nhỏ, 5 - 20% đối với gà trưởng thành, gà đẻ.

01/03/2016
Giúp gà đẻ phòng bệnh Giúp gà đẻ phòng bệnh

Giúp gà đẻ phòng bệnh

01/03/2016
Để gà đẻ trứng tốt trong mùa hè Để gà đẻ trứng tốt trong mùa hè

Mùa hè nóng bức, sức ăn của gà giảm, gà đẻ trứng sẽ ít. Để gà đẻ trứng nhiều, hộ chăn nuôi cần tạo chuồng trại thoáng mát, sạch sẽ.

01/03/2016
Kinh nghiệm nuôi gà thịt hiệu quả Kinh nghiệm nuôi gà thịt hiệu quả

Kinh nghiệm nuôi gà thịt hiệu quả

04/03/2016
Biểu hiện thiếu dinh dưỡng ở gà Biểu hiện thiếu dinh dưỡng ở gà

Khẩu phần ăn cho gà cần bổ sung đầy đủ khoáng và vitamin vì chúng có vai trò lớn trong việc hình thành cấu trúc cơ thể, từ cấu trúc của xương đến việc tạo thành vỏ trứng (Ca, P) cho đến chất chống oxy hoá (vitamin E). Nếu thiếu dinh dưỡng một cách nghiêm trọng có thể gây ra những hội chứng đặc trưng ở gà là chậm lớn, lông xấu, giảm sản lượng trứng hoặc giảm tỉ lệ ấp nở.

04/03/2016