Home / Gia súc-Gia cầm / Nuôi gà

Kỹ Thuật Nuôi Gà Siêu Hiệu Quả Ở Nhật Bản

Kỹ Thuật Nuôi Gà Siêu Hiệu Quả Ở Nhật Bản
Publish date: Friday. August 2nd, 2013

Lịch sử ngành công nghiệp nuôi gà của Nhật Bản đã bước sang một giai đoạn mới, quốc gia này đã áp dụng một số kỹ thuật mới trong công nghiệp nuôi gà thịt và gà đẻ trứng. Sau đây xin giới thiệu một vài kỹ thuật đó:

Phương pháp miễn dịch tròn đời từ khi gà nở đến khi được 18 ngày tuổi, trên vỏ trứng chọn một điểm tùy ý, dùng giấm làm mềm điểm đó, sau đó tiêm một liều vacxin phòng bệnh vào phôi thai, khi gà con nở ra về cơ bản đã có trong mình khả năng phòng bệnh trọn đời.

Trong vòng 15 ngày khi trứng nở, cho gà con uống thêm nước đường, thêm 8% dung dịch đường mía (đường sucroza) vào trong nước uống của gà, việc làm này khiến tỉ lệ tử vong của gà giảm đi một nửa.

Trong vòng 24 giờ sau khi gà nở chưa thể ăn uống được, tiến hành cắt mào gà mái không chỉ có thể tiết kiệm được thức ăn mà còn tránh được các loại tổn thương ở mào gà sau khi gà trưởng thành; tăng 4% tỉ lệ đẻ trứng ở gà mẹ sau khi bắt đầu sinh sản.

Cắt cánh vỗ béo gà thịt: Lựa chọn những con gà con khỏe mạnh khi chúng được 2 – 20 ngày tuổi, 2 tiếng đồng hồ trước khi cắt cánh dừng ăn, dừng uống cho gà đồng thời dùng dây buộc chặt trước sau cánh gà, để phòng chảy máu quá nhiều, sau đó dùng dao đã khử trùng cắt bỏ phần cánh từ khớp xương, chỗ vết thương bôi bột kháng viêm và thuốc tím.

Sau đó đặt gà ở nơi yên tĩnh có ánh sáng yếu, nhiệt độ ấm, hai ngày sau cho ăn cho uống, 1 tuần sau thì thả chung vào đàn. Loại gà không cánh này tiêu hao năng lượng ít, sinh trưởng nhanh, cơ bắp rắn chắc, tăng giá trị gà thịt.

Cho gà ăn Colin: Cho thêm chất Colin nồng độ 0,05% vào thức ăn của gà có thể tăng tỉ lệ đẻ trứng, trọng lượng trứng bình quân tăng 2,8 gam.

Thay đổi ảnh sáng trong vòng một tháng đầu khi gà mẹ đẻ trứng, lấy 28 giờ đồng hồ làm một ngày chu kì, cứ 12 giờ chiếu sáng lại có 16 giờ không có ánh sáng hoán đổi cho nhau, sự đẻ trứng có thể tăng bình quân 10%, đồng thời vỏ trứng sẽ chắc hơn, tỉ lệ đẻ trứng nhỏ là rất ít.


Related news

Phòng Bệnh Niucatxơn (Gà Rù) Bằng Thuốc Đông Y Phòng Bệnh Niucatxơn (Gà Rù) Bằng Thuốc Đông Y

Niucatxơn là bệnh nguy hiểm ở gà, thường xảy ra quanh năm, nhất là lúc giao mùa nhiệt độ hạ thấp. Bệnh do vi-rút gây ra và lây lan nhanh, mạnh, tỷ lệ gà mắc bệnh và chết cao ở mọi lứa tuổi.

Thursday. August 8th, 2013
Các Biện Pháp Phòng Và Trị Bệnh Thiếu Vitamin B12 Ở Gà Các Biện Pháp Phòng Và Trị Bệnh Thiếu Vitamin B12 Ở Gà

Vitamin B12 có tác dụng kích thích sinh trưởng và tăng hiệu quả tiêu tốn thức ăn ở gà nhất là khi kết hợp với các loại kháng sinh nhóm tetracilin.

Tuesday. August 20th, 2013
Bệnh Giun Khí Quản Ở Gà Bệnh Giun Khí Quản Ở Gà

Giun khí quản còn gọi là giun giao hợp. Con đực dài 0,5cm, con cái dài 0,5 - 2cm có màu đỏ nâu, con đực và con cái sống trên giao hợp không đứt. Sống ký sinh ở khí quản và 2 phế quản lớn của gà, đôi khi ở thủy cầm và chim hoang.

Saturday. August 24th, 2013
Sưởi Ấm Cho Gà Con Sưởi Ấm Cho Gà Con

Để cung cấp nhiệt độ cho gà con từ 1-21 ngày tuổi trước hết ta phải quay về khâu xây dựng và chuẩn bị chuồng trại. Chuồng phải ấm về mùa đông, thoáng mát mùa hè. Có nghĩa khi mùa đông về, nơi nuôi gà con (úm gà con) mới nở phải được che chắn chu đáo.

Monday. August 12th, 2013
Phòng Tránh Bện Thiếu Vitamin B6 Ở Gà Phòng Tránh Bện Thiếu Vitamin B6 Ở Gà

Trong cơ thể, vitamin B6 có tác dụng vận chuyển axit amin qua màng tế bào giúp cho việc tổng hợp protein và tổng hợp axit béo. Đồng thời còn chuyển hóa tryptophan, một loại axit amin thành axit nicotinic (Vitamin B3, PP).

Friday. August 16th, 2013