Trang chủ / Cá nước ngọt / Cá thát lát

Kỹ Thuật Nuôi Cá Thát Lát Bằng Thức Ăn Công Nghiệp

Kỹ Thuật Nuôi Cá Thát Lát Bằng Thức Ăn Công Nghiệp
Ngày đăng: 24/02/2014

Đây là mô hình mới được Trung tâm Khuyến nông Hậu Giang chuyển giao tại xã Vị Thắng, huyện Vị Thủy, nhằm tạo tiền đề giúp người nuôi cá thát lát từng bước chuyển sang sử dụng thức ăn công nghiệp để hạ giá thành, đáp ứng thị trường xuất khẩu...

Ông Trần Văn Sang, ấp 9, xã Vị Thắng, huyện Vị Thủy - người thực hiện mô hình này vừa cho thu hoạch 30.000 con cá thát lát sau gần 6,5 tháng thả nuôi, được trên 14 tấn cá thương phẩm với giá 37.000 đ/kg, thu về lợi nhuận trên 150 triệu đồng. Đây là vụ thả nuôi đầu tiên được Trung tâm Khuyến nông Hậu Giang tư vấn về kỹ thuật kết hợp giữa thức ăn tươi sống và công nghiệp.

Ông Sang đã có kinh nghiệm nuôi cá rô đồng từ gần 10 năm nay, dù mỗi năm cho lợi nhuận trên 100 triệu đồng, nhưng vẫn chuyển đổi qua nuôi cá thát lát. Theo ông Sang, cá rô đồng giá bình ổn nhưng dễ bị bệnh, cá quá lứa rất khó bán, nhất là khi cá lên trứng.

Còn đối với cá thát lát thì ít bệnh hơn, rủi ro thấp, nếu biết áp dụng đúng quy trình kỹ thuật. Tuy cá thát lát nhiều lúc giá cả bấp bênh, nhưng nếu biết đoán trước thời vụ sẽ bán được giá. Điều quan trọng là cá thát lát càng để lâu càng bán được giá, chứ không như một số loài cá khác và xuất khẩu được.

Vụ thả nuôi vừa rồi nhờ có được nguồn cá giống tốt, kích cỡ đồng đều (khoảng 7-8 phân/con) nên tỷ lệ hao hụt rất ít, đến khi thu hoạch đạt sản lượng cao và bán được giá nên ông Sang thu lợi nhuận cao hơn vụ cá rô đồng của năm trước.

Theo ông Sang, mô hình nuôi thức ăn tươi sống trộn với thức ăn công nghiệp, do có chất kết dính nên không bị hao hụt thức ăn, cá lớn đều lại ít gây ô nhiễm nguồn nước. Nhờ vậy hầm cá của gia đình ông lúc cá còn nhỏ chỉ xử lý một lần/tháng, đến khi cá lớn cũng từ 10-15 ngày mới thay nước.

Sau đợt thu hoạch cá lần này, ông Sang sẽ cho cải tạo lại ao để tiếp tục thả lại 30.000 con thát lát giống để thu hoạch vào dịp Tết. Nếu vụ nuôi tới thành công, ông Sang sẽ thực hiện ương cá bố mẹ tiến tới nhân giống phục vụ nuôi và cung cấp giống cho các hộ nuôi lân cận.

Cán bộ kỹ thuật Trung tâm Khuyến nông Hậu Giang Phan Quốc Thứ cho biết, bước đầu mô hình nuôi cá bằng thức ăn tươi sống kết hợp thứ ăn công nghiệp được xem là thành công.

Mô hình này được ứng dụng từ đề tài nghiên cứu khoa học “nuôi cá thát hát bằng thức ăn công nghiệp” do Trung tâm Khuyến nông thực hiện. Theo anh Thứ, do giá thức ăn tươi sống ngày càng cao, gây ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng đến chất lượng cá.

Trong khi đó, nếu sử dụng thức ăn công nghiệp để nuôi cá thát lát sẽ giảm chi phí khoảng 30% so với nuôi bằng thức ăn tươi sống. Vì thế, mô hình nuôi cá bằng thức ăn công nghiệp sẽ cho hiệu quả cao. Hơn nữa, đầu ra của cá thát lát hiện nay không đáng lo ngại.

Tuy nhiên, về giá cả vẫn còn phụ thuộc rất lớn vào thị trường tiêu thụ, vì vậy người nuôi cần tính toán thời vụ thả nuôi thích hợp. Tốt nhất là canh vào thời điểm cá mồi nhiều để giảm giá thành sản xuất, tăng nguồn lợi nhuận cho người nuôi. Về phía ngành sẽ tiếp tục tổ chức nhân rộng và từng bước thay thế hoàn toàn bằng nguồn thức ăn công nghiệp.


Có thể bạn quan tâm

Kỹ Thuật Sản Xuất Giống Nuôi Cá Thát Lát Kỹ Thuật Sản Xuất Giống Nuôi Cá Thát Lát

Ao nuôi vỗ phải chủ động cấp thoát nước, do tính ăn của cá là động vật có thể làm môi trường bị nhiễm bẩn. Có thể áp dụng hình thức cho sinh sản bằng kích thích sinh thái, chiều sâu cột nước từ 1-1,2m.

18/02/2011
Kỹ Thuật Nuôi Cá Thát Lát Kỹ Thuật Nuôi Cá Thát Lát

Cá Thát Lát (Notopterus; tên khác: cá phát lát) loài cá xương nước ngọt, thuộc họ Cá Thác Lác (Notopteridae). Thân rất dẹt, đuôi rất nhỏ, toàn than phủ vảy nhỏ; đường bên chạy giữa thân, tương đối lớn. Miệng tương đối to, mõm ngắn bằng, rạch miệng kéo dài đến trước ổ mắt. Vây hậu môn liền với vây đuôi.

28/12/2010
Kỹ Thuật Cơ Bản Nuôi Cá Thát Lát Cườm Kỹ Thuật Cơ Bản Nuôi Cá Thát Lát Cườm

Cá thát lát còm là loài cá có thịt ngon, giá trị kinh tế cao chính vì điều đó cho nên trong những năm gần đây người dân nuôi cá vùng ngọt hoá ở hai huyện Phước Long và Hồng Dân của tỉnh Bạc Liêu đang phát triển và nhân rộng đối tượng nuôi này rất nhanh

18/02/2011
Kỹ Thuật Nuôi Cá Thác Lác Cườm Kỹ Thuật Nuôi Cá Thác Lác Cườm

Năm 2005, doanh thu bán cá thác lác của anh Nguyễn Văn Dũng (xã Vĩnh Tường, huyện Vị Thủy, Hậu Giang) trên 1,3 tỷ đồng khiến nông dân vùng sông nước ĐBSCL ngạc nhiên.

17/02/2014
Làm Thế Nào Giữ Giống Cá Thác Lác Cườm? Làm Thế Nào Giữ Giống Cá Thác Lác Cườm?

Năm 2006, Hậu Giang có đến 54.000 hecta mặt nước thích hợp cho nuôi trồng thủy sản nước ngọt. Trong đó có đến 10.000 hecta mặt nước nông dân đang thả nuôi các loài thủy sản như cá lóc, cá rô, sặc rằn... còn diện tích mặt nước để nuôi cá thác lác cườm khoảng 50 hecta mà thôi!

17/02/2014