Trang chủ / Cá nước ngọt / Cá rô phi

Kỹ Thuật Nuôi Cá Rô Phi Vằn

Kỹ Thuật Nuôi Cá Rô Phi Vằn
Ngày đăng: 08/08/2013

Cá rô phi vằn dòng gift được nhập vào nước ta từ giữa những năm 1990 và hiện đang được nuôi phổ biến ở nhiều địa phương. Loài cá này có ưu điểm nổi bật là tốc độ tăng trọng cao hơn 60% so với cá rô phi thường, tỷ lệ sống cao hơn 50%. Xin giới thiệu một số kỹ thuật cơ bản nuôi giống cá này.

Đặc tính

Đây là loài cá nước ngọt nhưng có thể sống được ở môi trường nước lợ, nước mặn có độ mặn 32%o. Khả năng chịu nhiệt từ 15-40oC. Nhiệt độ thích hợp cho cá phát triển là 25-30oC, dưới 11oC cá có thể chết rét.

Thức ăn

Cá thuộc loại ăn tạp, chúng ăn các loại mùn bã hữu cơ, bèo, động vật phù du, giun đất, ấu trùng, các loại côn trùng, động vật dưới nước. Cho ăn thức ăn có hàm lượng đạm từ 20-30%.

Kinh nghiệm nuôi

Nuôi bán thâm canh: cỡ giống 15 - 20g/con, thả với mật độ 2-3 con/m2.

Thức ăn: Bón phân gây màu để tạo thức ăn tự nhiên, đồng thời bổ sung thêm thức ăn có hàm lượng đạm từ 18-20%. Thành phần nguyên liệu phối chế bao gồm: cám gạo 40%, bột bắp 17%, khô đậu phộng 15%, premix 1%. Hỗn hợp trên cần nấu chín, ngày cho ăn 2-3 lần, lượng cho ăn bằng 2-3% trọng lượng cá trong ao. Nên cho thức ăn vào sàn hoặc khay cố định để kiểm tra theo dõi.

Bón phân: dùng phân chuồng ủ kỹ (2-3% CaO), bón 25-30kg/100m2 ao/tuần. Nếu không có phân chuồng, có thể dùng phân xanh.

Cách bón: Bó cây phân xanh thành bó nhỏ 5-10kg, ngâm chìm trong nước, sau 3-5 ngày đảo lại một lần. Khi thấy lá phân hủy hết thì vớt cây lên bờ đốt cho sạch.

Sau thời gian nuôi 4-6 tháng, tỷ lệ sống của cá đạt 85-90%; năng suất 8-10 tấn/ha.

Nuôi thâm canh

Diện tích ao thích hợp là 2.000-3.000m2, độ sâu 1,5-2m, pH từ 6,5-7,5. Ao phải có nguồn cấp nước sạch chủ động và được cải tạo kỹ trước khi nuôi. Mật độ nuôi: 6-8 con/m2, cỡ giống 30-50g/con.

Thức ăn: dùng thức ăn công nghiệp hay thức ăn tự phối chế, có hàm lượng đạm từ 18-35%, cho ăn nổi trên mặt nước khoảng 2 giờ.

Cỡ cá 10-15g, lượng cho ăn bằng 5% trọng lượng cá trong ao/ngày. Cỡ cá 50-300g, cho ăn bằng 3% trọng lượng cá trong ao/ngày. Cỡ cá trên 300g, cho ăn 2% trọng lượng trong ao/ngày. Hàng ngày kiểm tra lượng thức ăn để chủ động điều chỉnh.

Sục khí cho cá từ tháng nuôi thứ 2, mỗi ngày 6-8 giờ (sục từ 23 giờ tối hôm trước đến 6 giờ sáng hôm sau).

Thay nước khi ao bẩn, mỗi lần thay từ 1/3-2/3 lượng nước trong ao. Tháng thứ nhất không thay nước, tháng thứ 2 thay 1 lần, tháng thứ 3 thay 2 lần, từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 6, mỗi tuần thay một lần.

Thu hoạch: Sau 5-6 tháng nuôi, cá đạt 400-600g/con là có thể thu hoạch, giữ lại cá nhỏ để nuôi tiếp.


Có thể bạn quan tâm

Axit hữu cơ được sử dụng như chất kích thích tăng trưởng, kháng vi khuẩn Axit hữu cơ được sử dụng như chất kích thích tăng trưởng, kháng vi khuẩn

Việc tăng cường các hệ thống nuôi cá rô phi dẫn đến cá khỏe mạnh dễ bị nhiễm vi khuẩn khác nhau gây thiệt hại kinh tế cho nông dân nuôi cá rô phi.

13/10/2016
Thay đổi thức ăn cho cá nuôi có thể ảnh hưởng đến lợi ích dinh dưỡng Thay đổi thức ăn cho cá nuôi có thể ảnh hưởng đến lợi ích dinh dưỡng

Ngành công nghiệp nuôi thủy sản đang tăng cường sử dụng các thành phần thực vật trong thức ăn và loại bỏ thức ăn truyền thống được làm từ cá, điều này có thể ảnh hưởng đến một số lợi ích sức khỏe khi chúng ta ăn hải sản, đề nghị một phân tích mới.

13/10/2016
Vai trò của stress đối với Bệnh Cá Vai trò của stress đối với Bệnh Cá

Stress sinh lý và tổn thương cơ thể là những yếu tố cơ bản của bệnh cá và tỷ lệ tử vong trong nuôi trồng thủy sản. Stress được định nghĩa là các yếu tố vật lý hay hóa học gây phản ứng cho cơ thể có thể dẫn đến bệnh và tử vong. Nhiều mầm bệnh cá tiềm năng đang tiếp tục hiện diện trong nước, đất, không khí, hoặc cá.

31/08/2016
Một số đặc điểm sinh học cá rô phi Một số đặc điểm sinh học cá rô phi

Cá rô phi có nguồn gốc nhiệt đới. Đến nay đã biết được có khoảng gần 100 loài cá rô phi, trong đó khoảng 10 loài có giá trị kinh tế.

08/12/2016
Kỹ thuật nuôi cá rô phi đơn tính đực trong ao Kỹ thuật nuôi cá rô phi đơn tính đực trong ao

Ao nuôi cá phải nằm trong vùng được quy hoạch cho nuôi thủy sản của địa phương hoặc đã được cơ quan thẩm quyền phê duyệt.

08/12/2016