Trang chủ / Cây công nghiệp / Cây chè

Kỹ Thuật Nhân Giống Chè

Kỹ Thuật Nhân Giống Chè
Ngày đăng: 22/07/2013

1. Nhân giống bằng hạt:

Từ cây chè ưu trội (cây mẹ) được tuyển chọn, tháng 10 - 11 hái quả và bóc vỏ. Hạt ngâm vào nước, loại bỏ hạt nổi (lép), chỉ lấy hạt chìm (chắc), sau đó ủ cho hạt nảy mầm. Lấy hạt nảy mầm gieo vào túi ni lông

- Kích thước túi ni lông đường kính 12 - 14cm, chiều cao 25 - 30cm có đục lỗ ở thành túi gần phía đáy, đường kính lỗ 0,8-1,0cm.

- Nguyên liệu đất đóng bầu phải tơi xốp, nên trộn 2 phần đất + 1 phần phân chuồng hoai mục, độ ẩm 60-70%. Nguyên liệu được đóng chặt trong túi nilông, xếp thành luống rộng 1 - 1,2m, chiều dài luống 15 - 20m, giữa các luống cách nhau 30 - 40cm (quy mô tập trung), hoặc xếp dưới bóng cây râm mát (hộ gia đình).

- Độ sâu lấp hạt: 3-4cm.

- Chăm sóc: Khi cây có 3-4 lá thật thì tưới lần đầu bằng dung dịch đạm, lân, kali pha loãng. Chú ý cần nhổ cỏ, xới xáo trước khi tưới nước phân. Sau tưới phân, phải tưới nước để rửa mặt lá. Trong suốt quá trình cây giống trong vườn ươm, cần tưới 4 lần, mỗi lần cách nhau 1,5 tháng.

Lượng phân cụ thể cho một bầu:

+ Đợt 1: urê 5g, supe lân 6g, kali 5g

+ Đợt 2: urê 7g, supe lân 9g, kali 7g

+ Đợt 3: urê 9g, supe lân 12g, kali 9g

+ Đợt 4: urê 12g, supe lân 17g, kali 12g

Chú ý: trước khi trồng 2 tháng, tuyệt đối không tưới phân để luyện cây khỏe.

Sau 10 - 12 tháng, cây chè có đường kính gốc 0,4 - 0,6cm, cao 40 - 50cm, có từ 10 - 12 lá, thân và lá cứng là đủ tiêu chuẩn đem trồng.

2. Nhân giống chè bằng cành:

Ưu điểm: giữ được đặc tính tốt của gống, chè sinh trưởng đồng đều, dễ thu hoạch và chăm sóc, năng suất cao hơn trồng từ hạt 20-30% và cho thu hoạch sớm hơn so với trồng từ hạt 1 - 2 năm.

Nhược điểm: phải có vườn ươm để giâm cành và vận chuyển cây đã giâm ra nơi trồng. Thời vụ, chăm sóc cây giống đòi hỏi nghiêm ngặt nên giá thành đầu tư ban đầu lớn.

3. Vườn sản xuất hom giống:

Phải trồng bằng các hom giống đã được chọn lọc, vườn cây giống trồng với mật độ: 1,75m x0,50m x 2 cây để sau khi không sử dụng cắt hom làm giống thì tiến hành đốn theo quy trình của vườn chè sản xuất, chuyển sang kinh doanh búp,

Phân bón:

+ Bón lót: phân hữu cơ: 20 tấn/ha, những năm sau bón 15 tấn/ha và 600 kg supe lân/ha.

+ Bón thúc: 200kg urê + 200kg kali clorua cho một ha. Chè dưới 3 tuổi mỗi năm bón 2 lần vào tháng 2 và tháng 8. Chè trên 3 tuổi, bón 4 lần vào tháng 2, 5, 8 và 10. Phải vệ sinh cỏ dại và phòng trừ sâu bệnh thường xuyên cho vườn.

4. Vườn ươm:

a .Chọn đất: cần chọn đất lập vườn ươm gần nguồn nước tưới, đường vận chuyển, độ dốc không quá 5o, độ pH của đất từ 4,5 - 5,5.

b. Lên luống: lên luống theo hướng Đông - Tây, mặt luống rộng 1 - 1,2m, cao 15 - 20cm, dài không quá 20m, khoảng cách giữa các luống rộng 30 - 35cm để dễ đi lại.

c. Làm giàn che: giàn cao hay thấp tùy điều kiện sao cho tiện đi lại, chăm sóc, nguyên liệu làm giàn cần chắc chắn, trên che bằng phên nứa hoặc cỏ tế, tiện di chuyển và điều chỉnh ánh sáng.

d. Chọn cành, cắt, cắm hom: thời vụ cắm hom vào tháng 8 - 9 hàng năm. Chọn cành khỏe, không bị bệnh, có đường kính 4 - 6 mm, cắt cành vào sáng sớm hoặc chiều mát, đưa về nơi râm mát, tưới nước giữ ẩm.

Dùng kéo sắc cắt hom: Hom cắt đoạn dài 3 - 4cm có lá và 1 mầm. Vừa cắt vừa phân loại hom và để riêng để sau này cắm riêng theo loại đã phân để tiện theo dõi, chăm sóc. Cắm hom: trước khi cắm hom 3 giờ tưới nước đẫm bầu chè.

Hom cắt xong cắm ngay vào bầu sao cho cuống lá cách mặt đất trong bầu 0,5 - 1cm. Cần tránh để phiến lá, gân lá chạm vào đất, chiều dài lá dọc theo luống, đầu lá nhọn xuôi theo chiều gió. Cắm hom xong tưới nước ngay không để quá 2 giờ.

e. Chăm sóc sau khi cắm hom: 2 tuần đầu sau khi cắm, cần che kín mái và xung quanh, tưới nước đảm bảo độ ẩm của đất 85 - 90%. Từ tuần thứ 3 trở đi, khi hom hình thành mô sẹo, bỏ phên che xung quanh, tiếp tục giữ độ ẩm đất 85%. Khi cây bắt đầu có rễ (khoảng 2,5 tháng sau khi cắm hom), giữ độ ẩm đất 75-80%.

Khi hom chè bật chồi, tiến hành tưới phân loãng, sau khi tưới phân cần tưới nước để rửa lá. Trong giai đoạn này, cần tiếp hành cắt chồi hoa để tăng khả năng bật chồi cho hom giâm, cần thao tác nhẹ nhàng, không làm ảnh hưởng đến chồi nách.

Khi chồi có 1-3 lá, bắt đầu tách phên trên giàn che để tăng ánh sáng cho cây chè con. Nếu nắng gắt che lại như cũ, tránh cho cây khỏi bị cháy lá. Trong giai đoạn vườn ươm, cần phun thuốc phòng trừ sâu bệnh. Nếu cây bị bệnh thối búp phải phun Booc - đô 1%: 1 lít cho 5m2 và giảm độ ẩm không khí trong vườn.

g. Chuẩn bị cây xuất vườn: cây giống 12 - 14 tháng tuổi có đường kính gốc 0,3 - 0,4 cm (đo cách mặt đất 5cm), cao 40 - 50cm, có 10 - 12 lá là đủ tiêu chuẩn xuất vườn. Trước khi xuất vườn 2 tháng cần tách bỏ 80% giàn che để huấn luyện cây chịu nắng. Trước khi trồng 30 ngày, bỏ hoàn toàn giàn che và bấm ngọn để cây khỏe, phân cành thấp, khi trồng có tỷ lệ sống cao.


Có thể bạn quan tâm

Bón Phân Cân Đối Cho Cây Chè Xanh Bón Phân Cân Đối Cho Cây Chè Xanh

Các nhà khoa học đã xác định, trung bình năng suất 2 tấn chè búp khô/1 ha, cây chè lấy đi khoảng 80 kg N, 40 kg P2O5, 30 kg K2O, 8 kg MgO, 16 kg CaO và các chất vi lượng như kẽm (Zn), Bo (B), Mô líp đen (Mo)...

17/08/2013
Kỹ Thuật Cải Tạo Nương Chè Shan Cho Năng Suất Thấp Kỹ Thuật Cải Tạo Nương Chè Shan Cho Năng Suất Thấp

Hiện nay chè Shan núi cao năng suất thường thấp do: tập quán canh tác cũ, kỹ thuật lạc hậu; chè chưa được đốn, hái và chăm sóc đúng kỹ thuật; đất không được cải tạo theo một quy trình hợp lý, không bón hoặc bón quá ít phân hữu cơ; thiếu hệ thống cây cải tạo đất và cây che bóng...

22/08/2013
Xử Lý Chè Sau Khi Đốn Xử Lý Chè Sau Khi Đốn

Hiện nay phần lớn diện tích trồng chè các tỉnh Thái Nguyên, Phú Thọ, cây chè đang ở thời kỳ ngủ nghỉ sau khi đốn (thời gian này thường kéo dài từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau).

08/08/2013
Trồng Và Ướp Chè Bằng Hoa Nhài Trồng Và Ướp Chè Bằng Hoa Nhài

Trong những năm gần đây nghề trồng cây hoa nhài cung cấp hương liệu cho các nhà máy chế biến chè xuất khẩu là thế mạnh của Đông Xuân và một số xã khác thuộc 2 huyện Đông Anh và Sóc Sơn (Hà Nội). Hầu hết các hộ trồng nhài đều cho thu nhập khá, 15-20 triệu/năm.

27/07/2013
Kỹ Thuật Cải Tạo Nương Chè Shan Năng Suất Thấp Kỹ Thuật Cải Tạo Nương Chè Shan Năng Suất Thấp

Những nương chè mất khoảng cuốc lật theo băng ở những nơi bị mất khoảng trống chưa khép tán: tràm lá nhọn cải tạo đất, chuẩn bị cho quá trình trồng dặm và một phần chất xanh bón cho những cây chè còn lại trên nương chè.

22/07/2013