Kỹ Thuật Đơn Giản Làm Tăng Năng Suất Ngô
Để làm tăng năng suất ngô, ngoài các biện pháp kỹ thuật chủ yếu như chọn giống tốt, sạch sâu bệnh, bón phân hợp lý và khoa học, tưới tiêu và chăm sóc phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng của ngô….thì một số biện pháp kỹ thuật tuy đơn giản nhưng lại có ý nghĩa rất lớn trong việc tăng năng suất ngô, sau đây xin giới thiệu đến bà con nông dân:
1. Khi trồng ngô trên đất bãi hoặc đất ruộng cần rạch hàng theo hướng đông tây nhằm tận dụng ánh sáng mặt trời vừa làm tăng khả năng quang hợp của cây ngô vừa hạn chế sâu bệnh hại.
2. Thời kỳ ngô 3 - 4 lá thật là thời kỳ cây ngô cần bổ sung dinh dưỡng do ngô đã sử dụng hết nguồn dinh dưỡng trong hạt. Vì vậy giai đoạn này cần xới phá váng và bón thúc phân đạm kịp thời cho ngô. Nhưng vấn đề này ít được người dân chú ý mà thường chăm sóc và bón phân khi ngô đã được 6 – 7 lá thật nên đã làm hạn chế sinh trưởng của ngô, ngoài ra còn bị cỏ dại lấn át làm giảm khả năng quang hợp của ngô.
3. Thụ phấn bổ sung cho ngô: đây là công việc quan trọng góp phần làm tăng số hàng hạt/bắp và số hạt chắc/hàng, hạn chế tình trạng thiếu hàng và thiếu hạt trong bắp ngô. Công việc này không đòi hỏi nhiều thời gian và công sức nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao, làm tăng năng suất ngô một cách rõ rệt.
Cách thụ phấn bổ sung cho ngô rất đơn giản. Chỉ cần quan sát ruộng ngô thấy bông cờ tung phấn được 2 - 3 ngày thì tiến hành thụ phấn bổ sung bằng cách dùng một sợi dây dài (bằng vải hoặc dây dù…) khoảng 9 - 10 m, buộc 2 đầu dây vào đầu 2 chiếc gậy dài khoảng 1,2 – 1,5 m, mỗi người cầm một chiếc gậy đã buộc dây căng ngang vườn ngô và cùng đi lại sao cho sợi dây chạm nhẹ vào bông cờ để các bao phấn tung ra và rơi vào râu ngô phía dưới. Thời gian tiến hành vào 9 - 10 giờ sáng khi các bao phấn đã khô sương và tung phấn. Ngoài cách làm trên có thể dùng 2 chiếc gậy, mỗi gậy dài 2- 3 m đi dọc theo dãnh ngô và dùng gậy chạm nhẹ vào 2 hàng ngô 2 bên rãnh để phấn rơi xuống râu ngô.
4. Khi ngô đã thâm râu (quá trình thụ phấn đã kết thúc) cần cắt các bông cờ để dinh dưỡng được tập trung nuôi bắp và hạt. Khi ngô bước vào giai đoạn chín sáp (lá bi chuyển từ màu xanh sang xanh vàng) có thể thu gom một phần các lá phía dưới làm thức ăn cho gia súc, nhưng không được tận dụng quá mức sẽ ảnh hưởng tới năng suất ngô.
5. Khi thu hoạch ngô cần chủ động phân loại bắp ngay từ ngoài đồng, để riêng các bắp nhỏ, bắp bị sâu bệnh, nấm mốc. Bắp ngô thu hoạch về không được để chất đống mà phải đổ rải nhằm làm khô và hạn chế hấp hơi nước làm giảm chất lượng ngô, sau đó tách lá bi, phơi khô bắp, dùng máy tách hạt và làm khô hạt tới ẩm độ tiêu chuẩn để bảo quản
Có thể bạn quan tâm
Thời gian qua, nhiều nông dân trồng ngô trên cả nước phản hồi về việc cây ngô sau khi trổ cờ phun râu có hiện tượng kết hạt kém, ra trái chìa ảnh hưởng đến năng suất khiến bà con lo lắng.
Bệnh bạch tạng được gọi với nhiều tên khác nhau như: Mốc sương, Java downy mildew. Bệnh gây hại khá phổ biến trên ngô từ trung du cho đến đồng bằng. Trong năm, bệnh gây hại tập trung trong khoảng tháng 10 đến tháng 2, 3 dương lịch. Do nhiệt độ thấp về đêm, sáng có sương mù, ẩm độ cao.
Bệnh bạch tạng được gọi với nhiều tên khác nhau như: Mốc sương, Java downy mildew. Bệnh gây hại khá phổ biến trên ngô từ trung du cho đến đồng bằng. Trong năm, bệnh gây hại tập trung trong khoảng tháng 10 đến tháng 2, 3 dương lịch. Do nhiệt độ thấp về đêm, sáng có sương mù, ẩm độ cao.
Sâu xám thường hại chủ yếu ở thời kỳ cây còn non. Sâu thường gây hại vào ban đêm. Sâu cắn ngang cây non, sau đó lôi c mồi xuống đất để ăn.
Nguyên nhân lợn bị ngộ độc sắn chủ yếu là do lợn ăn sắn có cả vỏ. Vỏ sắn có chứa nhiều axit xyanhydric (HCN). Chất này rất độc đối với cơ thể vì nó có khả năng tác động làm ngừng hoạt động men peroxydaza. Khi đó Hemoglobin không kết hợp được với oxy và cũng không giải phóng được nhóm cacboxy ra khỏi Hemoglobin nên lượng cacboxy - Hemeglobin (Hb-COO) ngày càng tăng trong máu.