Trang chủ / Gia súc-Gia cầm / Nuôi dê

Kỹ Thuật Chọ Lọc Và Nhân Giống Dê

Kỹ Thuật Chọ Lọc Và Nhân Giống Dê
Ngày đăng: 24/08/2013

1. Chọn dê đực:

- Phải chọn những con đực có giống bố mẹ tốt.

- Đực giống phải là những con khỏe nhất trong đàn, không bệnh tật, ngực nở, chân khỏe, gót cao, không có khuyết tật.

- Đực gống phải có những đặc điểm: đầu ngắn, rộng, tai to và dày, dài, cụp xuống, thân hình cân đối, ngực nở, 4 chân chắc khỏe, cứng cáp, 2 dịch hoàn đều đặn và to. Tính hăng cao và giao phối không chọn lọc, khả năng phối giống thụ thai ít nhất đạt 85% trở lên.

2. Chọn dê cái giống

- Đầu rộng hơi dài, trán dô, cổ dài vừa phải, mình nở rộng, ngực sâu dài, lưng phẳng, bụng to vừa phải, hông rộng và hơi nghiêng, da mềm, bộ phận sinh dục nở nang (những con đầu dài, trụi lông tai, xương nhỏ, lồng ngực hẹp thường yếu, hay mắc bệnh và khó nuôi).

- Bốn chân: Dáng đứng ngay ngắn, hông rộng nở, hai chân trước thẳng, hai chân sau thẳng đứng, cứng cáp, khớp gọn và thanh, móng tròn, khít và thẳng. Loại bỏ những con có chân yếu, dị dạng, vòng kiềng.

- Bầu vú: Nở rộng và cân đối, gắn chặt vào phần bụng, gọn ở phía trước. Hai núm vú dài và đưa về phía trước (dài 4 - 6cm), lông bầu vú càng mịn càng tốt, tĩnh mạch vú nhiều, nổi rõ và có nhiều gấp khúc (Không chọn những con dê cái có vú thịt, núm vú quá ngắn hoặc quá nhỏ vểnh sang hai bên).

Trong quá trình cho giao phối, có thể áp dụng hai phương pháp sau:

* Các phương pháp ghép đôi giao phối

Dựa theo nguyên tắc sau đây:

- Bố tốt ghép đôi với mẹ tốt sẽ cho ra con tốt.

- Chọn những dê đực tốt cho lai tạo với những dê cái tốt của địa phương để cải tạo chất lượng phẩm giống.

- Phương pháp ghép đôi nhân giống ở dê:

+ Nhân giống thuần chủng:

Tiến hành ghép đôi những con đực tốt với những con cái năng suất cao trong cùng một giống. Khi nhân giống thuần chủng nhất thiết phải sử dụng những đực giống phối với những con cái giống khác bố mẹ và ông bà để tránh đồng huyết.

+ Lai tạo:

Đó là qua trình sử dụng những con đực của giống này phối với những con cái của giống khác tạo ra con lai các thế hệ khác nhau.

* Quản lý giống trong chăn nuôi dê:

Để quản lý con giống thì cần phải thực hiện một số biện pháp cơ bản sau:

- Thực hiện tốt và chặt chẽ việc chọn lọc đàn giống (bao gồm cả đực giống và cái sinh sản), tăng cường sử dụng những giống, những cá thể có thành tích cao, nhằm thu được đời con có số lượng nhiều, chất lượng tốt.

- Tổ chức tốt công tác theo dõi phát hiện động dục và phối giống cho đàn dê cái theo đúng kế hoạch, đúng mục tiêu sản xuất: nhân thuần, lai tạo hướng sữa, lai tạo hướng thịt.

- Phải có sổ sách ghi chép theo dõi chặt chẽ các con giống, lịch phối giống, sinh đẻ ...

- Định kỳ 2 - 3 năm trao đổi đực giống giữa các đàn nhằm tránh hiện tượng nhảy phối đồng huyết, cận huyết.

- Có kế hoạch kiểm tra đánh giá định kỳ gia súc giống để có kế hoạch loại thải, bổ sung kịp thời.

- Thực hiện tốt kỹ thuật phối giống cho đàn dê sinh sản. Những dê cái hậu bị có ngoại hình - thể chất đạt yêu cầu và các dê cái sau khi đẻ, cần được theo dõi sát sao các biểu hiện động dục để phối giống kịp thời. Việc phối giống phải thực hiện trong vòng 24 giờ sau khi dê động hớn với 2 lần cách nhau 12 giờ, chậm nhất không phối sau 36 giờ kể từ khi dê động dục.

- Lúc phối giống cần ghi rõ ngày phối và số hiệu con đực đã giao phối với con cái đó. Sau khi phối giống, dê cái được tiếp tục theo dõi kết quả phối giống sau một chu kỳ, nếu không đạt cần tổ chức phối giống lại lần sau và tiếp tục theo dõi.

- Tránh hiện tượng cho dê đực non giao phối với dê cái già, dê đực già với dê cái non.

* Kỹ thuật chăm sóc, quản lý

+ Dê đực giống nuôi tách riêng khu dê cái để tạo tính hăng cho dê.

+ Cho dê đực vận động 2 lần/tuần, tắm chải khô cho dê hàng ngày.

+ Phải có sổ và phiếu theo dõi kết quả phối giống cho từng con, một dê đực giống giao phối không quá 3 lần/ngày. Khi cho phối giống 10 con cái mà chửa thấp hơn 6 con và tuổi quá 6 năm thì nên loại thải chúng. Tránh không cho dê đực giao phối đồng huyết với dê cái hoặc đực non giao phối với dê cái già.


Có thể bạn quan tâm

Phòng Và Trị Bệnh Cho Dê Phòng Và Trị Bệnh Cho Dê

Mặc dù dê được công nhận là gia súc có sức sống mãnh liệt, nhưng trên đàn dê sữa cao sản, dê thịt tăng trưởng nhanh sẽ có sức đề kháng bệnh kém hơn. Do đó phòng ngừa bệnh bằng cách quản lý, nuôi dưỡng

31/01/2013
Vệ Sinh Cho Dê Ốm Vệ Sinh Cho Dê Ốm

Khi dê ốm cần điều trị bệnh kịp thời. Cách ly ngay dê ốm khỏi đàn dê khoẻ, tốt nhất nhốt dê ốm ở cũi, chuồng cách biệt. Nếu không nhốt cách ly thì nguy cơ lây lan mầm bệnh sang dê khác rất lớn. Dê ốm không nên chăn thả, vì chúng sẽ lây lan mầm bệnh vào môi trường. Lồng chuồng của dê ốm được sát trùng hàng ngày.

25/07/2013
Một Số Bệnh Thường Gặp Ở Dê Một Số Bệnh Thường Gặp Ở Dê

Cho dê con trước khi cai sữa (3 tháng tuổi) và dê mẹ sau khi phối giống 5-6 tuần uống thuốc levamisole phòng bệnh giun tròn. Không cho dê ăn cỏ lá vùng ngập nước, dùng dextrin-B phòng định kỳ và điều trị với dê đã mắc bệnh.

12/10/2013
Thói quen ăn uống và thức ăn của dê Thói quen ăn uống và thức ăn của dê

Thức ăn của dê chủ yếu là lá các loại cây gỗ, cây bụi và cỏ hầu đáp ứng các nhu cầu dưỡng chất cho cơ thể.

17/03/2016
Chăm sóc dê con trước cai sữa Chăm sóc dê con trước cai sữa

Những lưu ý khi chăm sóc dê con trước khi cai sữa

18/03/2016